Chuyển S-300 cho Syria: Nga tuyên bố và kế hoạch của Israel

Thông tin bất ngờ này được Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết trong cuộc trò chuyện với hãng RIA Novosti, Moscow không còn bị ràng buộc với cộng đồng quốc tế về việc chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Syria.

Theo tuyên bố của Nga, đến nay Syria vẫn bị từ chối việc tiếp cận với hệ thống phòng không tối tân này bởi một số quốc gia trong khu vực cho rằng việc Damascus sở hữu S-300 sẽ làm xáo trộn và mất cân bằng cán cân quân sự trong khu vực.

Ông Lavrov tuyên bố: "Chúng tôi (Nga) đã hứa sẽ với phương Tây tế không chuyển giao S-300 cho Syria từ 1 thập kỷ trước dù đây chỉ là vũ khí phòng thủ.

Tuy nhiên, trước những diễn biến mới phức tạp của khu vực và theo yêu cầu của chính quyền Damascus, chúng tôi đang nghiêm túc tính đến việc thực hiện chuyển giao vũ khí phòng thủ này cho Syria".

chuyen s 300 cho syria nga tuyen bo va ke hoach cua israel

Hệ thống phòng thủ Nga.

Tuyên bố đã được Nga đưa ra, tuy nhiên hiện không rõ kế hoạch cụ thể chuyển giao của Nga. Nhưng chỉ với tuyên bố này của Nga cũng đủ khiến cho Israel phải lo lắng và lên kịch bản đối phó.

Cố vấn an ninh Quốc gia Yaakov Amidrov của Israel tuyên bố muốn tiêu diệt S-300 ngay từ trong trứng nước, đảm bảo rằng chế độ Assad không thể nhận hoặc triển khai hệ thống tên lửa phòng không này bằng cách "ngăn chặn, không để các tên lửa S-300 này hoạt động".

Trong khi đó, Đại tá Không quân của Israel, Zvika Haimovik tuyên bố với hãng Reuters rằng, S-300 là giới hạn đỏ của Irael và "chúng tôi có khả năng đánh bại chúng, mặc dù S-300 là đỉnh cao nhất trong số những vũ khí mà người Nga cung cấp cho Syria và nó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động của chúng tôi".

Phải thừa nhận rằng, Israel là một trong những quốc gia có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới và họ có thể có tới hàng ngàn cách để chống lại các tên lửa của hệ thống S-300. Vậy, Israel có sách lược gì và sẽ dùng vũ khí nào để áp chế được hệ thống tên lửa phòng không hiện đại của Nga S-300?

Tấn công radar bằng tên lửa AGM-78 Standard: Hệ thống radar luôn được coi là mắt thần của bất kỳ hệ thống phòng thủ nào và S-300 cũng không ngoại lệ.

Chính vì thế muốn khống chế toàn bộ hệ thống tên lửa S-300 thì toan tính đầu tiên là phải làm tê liệt radar của hệ thống này và AGM-78 Standard là một giải pháp Israel sẽ lựa chọn.

AGM-78 Standard là loại tên lửa chống bức xạ được thiết kế để tiêu diệt mọi trạm radar phát sóng chủ động, được trang bị đầu dò radar thụ động khá tiên tiến.

Ngoài ra, một tính năng ưu việt khác của tên lửa AGM-78 Standard đó là có khả năng tấn công trạm radar ngay cả khi đã ngừng phát sóng bằng bộ nhớ tọa độ của mục tiêu. Thế nhưng, để sử dụng tên lửa chống bức xạ có hiệu quả, bên tấn công cần phải tiến hành trinh sát điện tử trước và điều này sẽ làm lộ ý đồ tấn công.

Ngoài ra, vì lệ thuộc vào nguồn bức xạ từ mục tiêu phát ra và tín hiệu đặc trưng trong quỹ đạo bay do đó loại tên lửa này có thể bị vô hiệu hóa hoặc giảm hiệu quả khi radar ngưng phát sóng hoặc mục tiêu di chuyển khỏi vị trí trinh sát trước đó, cả hai khả năng này thì S-300 có thừa.

Một điểm yếu nữa của tên lửa chống bức xạ AGM-78 là chỉ có tầm bay lớn nhất là 90 km, điều này khiến cho các tiêm kích phía Israel trở thành miếng mồi của hệ thống phòng không Syria khi bay vào phạm vi tác chiến của chúng.

Với tầm bắn lên đến đến 200 km, S-300 sẽ biến phi đội chiến đấu cơ của Không quân Israel thành mồi ngon trước khi kịp phóng AGM-78 Standard.

Dùng máy bay không người lái (UAV) cảm tử Harpy: Máy bay không người lái này được thiết kế cho nhiệm vụ áp chế các hệ thống phòng không đối phương, do IAI phát triển và chế tạo.

Harpy là máy bay không người lái, thay vì làm nhiệm vụ trinh sát, thám báo chúng lại được trang bị đầu đạn trở thành cảm tử quân từ trên không. Đây cũng là vũ khí mà phía Israel có thể sử dụng để làm mất mặt S-300 trên đất Syria.

Máy bay không người lái Harpy của không quân Israel có những tính năng như một tên lửa tấn công hủy diệt và cũng có một số đặc tính ưu việt mà tên lửa hành trình thông minh khác không có. Nó có thể hoạt động trong mọi địa hình, trong mọi thời tiết và bất kể ngày đêm.

Thực chất, UAV Harpy là hệ thống vũ khí tự hành, khi bay trên không nó thực hiện hai nhiêm vụ cùng lúc, dò tìm và tấn công tiêu diệt mục tiêu đối phương, nhất là các trạm radar dẫn đường hỏa lực hoặc các trận địa phòng không đối phương, dọn đường cho các cuộc không kích.

Khắc tinh của S-300: Theo các chuyên gia quân sự, vũ khí mạnh nhất của Quân đội Israel có thể dập tắt hỏa lực S-300 của Syria đó là tên lửa hành trình nội địa Delilah.

Tên lửa hành trình đối đất Delilah được cho là một trong những tên lửa có độ chính xác cao nhất thế giới hiện nay, bán kính sai lệch mục tiêu của tên lửa này chỉ có một mét. Do đó khi đã là mục tiêu của tên lửa này thì chắc chắn mục tiêu đó bị san phẳng trừ khi tên lửa bị hạ trước khi tới đích.

Delilah được trang bị một máy lái tự động, tên lửa có hệ thống dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, ở gia đoạn cuối của quỹ đạo bay có chế độ tự dẫn. Với hệ thống dẫn đường tinh vi cho phép tên lửa này có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 250 km.

Với tầm bắn đến 250 km, đồng nghĩa với việc Delilah có thể phóng từ khoảng cách mà S-300 không thể với tới, xem ra Delilah chiếm ưu thế hơn so với S-300 về tầm bắn, thế nhưng đặc tính của S-300 là phòng thủ, do đó, Delilah có thể bị bắn hạ khi bay vào phạm vi phủ sóng của radar hệ thống S-300.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast