Châu Âu và Mỹ đối phó với "mầm họa" khủng bố trực tiếp trong nước

Làn sóng các tay súng của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng hồi hương sau thất bại của IS trên chiến trường Iraq và Syria tạo ra mối đe dọa đối với châu Âu và Mỹ là một thực tế.

chau au va my doi pho voi mam hoa khung bo truc tiep trong nuoc

Cảnh sát Mỹ tuần tra gần hiện trường vụ nổ ở New York ngày 11/12 vừa qua. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tuy nhiên, chính phủ các nước cần đặc biệt cảnh giác với "mầm họa khủng bố" trực tiếp ngay trong nước, đó là những người đang sinh sống tại chính các quốc gia châu Âu và Mỹ bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan.

Các chuyên gia nghiên cứu khủng bố Mỹ đã đưa ra cảnh báo nói trên trong bối cảnh xuất hiện nhiều quan ngại về nguy cơ khủng bố tại các quốc gia châu Âu và Mỹ sau khi IS bị đánh bật khỏi khu vực Trung Đông.

Theo đánh giá của các chuyên gia khủng bố thuộc tổ chức New America, lực lượng chức năng hầu như không thể phát hiện âm mưu tấn công một khi các đối tượng quyết định đơn độc thực hiện các vụ khủng bố nhân danh IS hoặc al-Qaeda, bất kể các đối tượng này không có kinh nghiệm chiến đấu.

Các chuyên gia lấy hai vụ tấn công mới đây ở New York ​của Mỹ làm dẫn chứng; trong đó, nghi phạm đều được xác định là các đối tượng đang sinh sống tại Mỹ và có một quá trình tự cực đoan hóa mà lực lượng chức năng không thể kiểm soát.

Do đó, các chuyên gia tin rằng các đối tượng tự cực đoan hóa chính là mối đe dọa chính đối với nhiều nước châu Âu và Mỹ hiện nay.

Ngoài ra, ông Marc Sageman - cựu nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (CIA) và cũng là chuyên gia khủng bố, nhận định tại Pháp, Mỹ hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới sẽ không còn xảy ra những vụ tấn công quy mô lớn được lên kế hoạch từ nước ngoài như vụ khủng bố ở Paris hồi tháng 11/2015, khiến 130 người thiệt mạng.

Gần đây hầu hết các vụ tấn công ở Mỹ và châu Âu đều được tiến hành theo hình thức "con sói đơn độc," không có sự chỉ đạo từ IS, song các đối tượng tấn công đều.

Theo số liệu của New American, 85% trong tổng số 415 đối tượng bị cáo buộc phạm các tội danh liên quan đến IS ở Mỹ kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 là công dân Mỹ, trong đó có tới 207 đối tượng được sinh ra tại Mỹ.

Và chỉ 1/4 số đối tượng trên có tên trong hồ sơ của cảnh sát. Thêm vào đó, kể từ năm 2014 đến nay, không có bất cứ cuộc tấn công thánh chiến ở Mỹ nào có liên quan tới hoạt động của IS hoặc mạng lưới của tổ chức này.

Còn tại châu Âu, trong 19 vụ tấn công xảy ra, có 17 vụ được xác định không trực tiếp có yếu tố nước ngoài.

chau au va my doi pho voi mam hoa khung bo truc tiep trong nuoc

Cảnh sát tuần tra tại Manchester ngày 28/5 vừa qua. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Bên cạnh đó, các chuyên gia khủng bố Mỹ cảnh báo IS đang mở rộng mạng lưới tại châu Âu sau khi tổ chức này bị đánh bật khỏi Syria và Iraq.

Theo ông Bruce Hoffman, khoảng 2 đến 3 năm trước khi tiến hành vụ tấn công ở Pháp, IS đã thiết lập mạng lưới hoạt động ở nước ngoài, chuẩn bị cho sự thất thế tại chiến trường Trung Đông.

Hiện này, mạng lưới này đang mở rộng toàn châu Âu. Trong vụ tấn công khủng bố ở Machester, Anh hồi tháng Năm vừa qua, mạng lưới chân rết của IS hoạt động tại Benghazi, Libya được xác định là chỉ đạo vụ tấn công này.

Ngoài ra, các tay súng IS hồi hương về châu Âu cũng tạo ra mối đe dọa lớn bởi những đối tượng này vẫn là một phần của mạng lưới khủng bố, có kỹ năng và động cơ rõ rệt./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.