Động đất mạnh ở Tứ Xuyên, 47 người chết

Ít nhất 47 người thiệt mạng và 600 người bị thương trong trận động đất gần 7 độ Richter tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sáng hôm nay, 5 năm sau trận động đất kinh hoàng xảy ra tại chính vùng này.

Hiện trường đổ nát vì trận động đất mạnh ở Tứ Xuyên sáng nay. Ảnh: Sina Weibo

Hiện trường đổ nát vì trận động đất mạnh ở Tứ Xuyên sáng nay. Ảnh: Sina Weibo

Trận động đất xảy ra lúc 8h00 (7h00 giờ Hà Nội) ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, cách thủ phủ Thành Đô khoảng 100 km. Trận động đất ở độ sâu 12 km, khiến người dân phải chạy ra khỏi nhà để lánh nạn. Nhiều người còn mặc nguyên đồ ngủ. Các dư chấn liên tiếp xuất hiện sau trận động đất.

Xinhua đưa tin trận động đất mạnh 7 độ Richter, trong khi Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đo được cường độ 6,6 độ Richter.

"Trận động đất ở thành phố Nhã An, huyện Lô Sơn, làm chết hoặc bị thương hàng trăm người", cơ quan quản lý động đất Tứ Xuyên thông báo trên trang web của chính phủ.

Theo USGS, nhiều khả năng có thương vong lớn và "thiệt hại lớn có thể xảy ra và thảm họa có thể sẽ lan rộng". "Những trận động đất lần trước ở mức độ này từng đòi hỏi sự ứng phó cấp quốc gia và quốc tế", USGS cho hay.

Rung chấn của trận động đất được cảm nhận ở tận thành phố Trùng Khánh, nơi sinh sống của 30 triệu dân, cách tâm chấn hàng trăm km. Xinhua đăng tải những bức ảnh người dân chạy ra khỏi những tòa nhà cao tầng sau khi cảm thấy rung chấn.

2.000 binh sĩ Trung Quốc đã được điều đến khu vực. Một người dân ở Thành Đô cho biết, ông ở tầng 13 và cảm thấy rung lắc trong khoảng 20 giây và nhìn thấy gạch ngói rơi xuống ở những ngôi nhà gần đó.

Ở trung tâm Trùng Khánh, một nhân chứng cho biết nhìn thấy các ngọn đèn chao đảo và nước trong bể cá sóng sánh. Những người dùng mạng xã hội Sina Weibo cho biết họ cảm thấy động đất ở những thành phố lân cận.

Năm 2008, tỉnh Tứ Xuyên hứng chịu một trong những trận động đất tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, làm 87.000 người chết và mất tích.

Trận động đất năm đó xảy ra ở phía tây bắc của thành phố Thành Đô. Hàng nghìn nhân viên cứu hộ và tình nguyện viên đã tới hiện trường để cứu trợ. Thủ tướng Trung Quốc khi đó, ông Ôn Gia Bảo, thậm chí đến tận nơi thăm hỏi.

Thảm họa động đất khi đó còn trải dài đến một phần các tỉnh lân cận là Thiểm Tây và Cam Túc. Tuy nhiên, điều khiến công chúng Trung Quốc tức giận sau trận động đất là việc phát hiện ra rất nhiều trường học và các công trình không chống chịu được động đất, gây nên nghi ngờ về tham nhũng và rút ruột công trình.

Động đất thường xuyên tấn công khu vực phía tây nam Trung Quốc. Khu vực tỉnh Vân Nam cũng hứng chịu trận lở đất hồi tháng 9 năm ngoái khiến 80 người thiệt mạng. Một trận động đất 5,5 độ Richter xảy ra ở đây trong tháng 6 làm 4 người chết, hơn 100 người bị thương.

Nguồn: VnExpress

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.