Iraq điều tra việc sản xuất vũ khí hóa học của al-Qaeda

Al-Qaeda còn có ý định vận chuyển vũ khí hóa học ra nước ngoài để tấn công châu Âu và Mỹ.

Theo thông báo của Chính phủ Iraq sáng 2/6, nhóm phần tử khủng bố al-Qaeda, bị bắt giữ do có âm mưu sản xuất chất độc hóa học, cũng có ý định vận chuyển vũ khí hóa học ra nước ngoài để tấn công châu Âu và Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Iraq Mohammed Al-Askari cho biết, 5 người đã bị bắt trước khi họ có thể sản xuất bất kỳ khí độc hay vũ khí hoá học nào tại các Nhà máy tạm thời ở Baghdad và một tỉnh khác.

Nhà chức trách đã cho trình diện trước báo giới 3 người đàn ông trong bộ đồ màu vàng, đầu bịt kín cùng những lọ hóa chất và thiết bị dùng để phát tán hơi độc. Một số tên khai nhận định vận chuyển vũ khí hóa học ra bên ngoài Iraq, qua một quốc gia láng giềng, để tấn công vào các mục tiêu châu Âu, Mỹ và Bắc Mỹ.

Thông báo bắt giữ nhóm sản xuất chất độc hóa học ở Iraq được công bố trong bối cảnh dư luận quốc tế lo ngại khí độc thần kinh sarin có thể đã được sử dụng trong cuộc nội chiến ở nước láng giềng Syria./.

Trần Nga/VOV-Trung tâm Tin Theo Reuters

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.