Sức ép từ mọi phía đối với Chính phủ Ukraine

Ngày 12/12, hàng chục nghìn người biểu tình lại đổ về Quảng trưởng Độc lập ở thủ đô Kiev của Ukraine.

Sức ép từ những người biểu tình thân Liên minh châu Âu tiếp tục gia tăng lên chính phủ của Tổng thống Yanukovich. Đã có thêm 70.000 người từ các khu vực ở phía Tây Ukraine đổ về Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, gia nhập cuộc biểu tình của khoảng 10.000 người đang cắm trại tại đây.

Làn sóng biểu tình tái diễn mạnh mẽ tại Kiev trong bối cảnh một phái đoàn Ukraine do Phó Thủ tướng thứ nhất Serhiy Arbuzov dẫn đầu, cùng Bộ trưởng Tài chính và người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Ukraine tới Brussels, Bỉ ngày 12/12, để tìm kiếm viện trợ tài chính từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Người biểu tình tại Kiev trong vòng vây của cảnh sát chống bạo động (Ảnh AP)

Người biểu tình tại Kiev trong vòng vây của cảnh sát chống bạo động (Ảnh AP)

Phát biểu tại Brussels sau khi thảo luận với các quan chức Liên minh châu Âu, Phó Thủ tướng Arbuzov cho biết Kiev sẽ sớm ký kết một thỏa thuận thương mại và liên kết với Liên minh châu Âu, song không nêu rõ thời điểm cụ thể.

Theo ông Arbuzov, các quan chức Ukraine và Liên minh châu Âu đã thảo luận về lộ trình để thực hiện thỏa thuận, vốn đã bất ngờ bị Tổng thống Yanuovich đình lại trong tháng trước và dẫn đến làn sóng biểu tình rầm rộ tại Kiev.

Ông Arbuzov cũng khẳng định, chính phủ Ukraine đang lắng nghe nguyện vọng của người dân và sẽ tiếp tục đàm phán với Liên minh châu Âu vì lợi ích chiến lược của quốc gia.

“Châu Âu đã khẳng định để ngỏ cánh cửa cho Ukraine và chính phủ Ukraine cũng đã tái khẳng định ý muốn ra nhập Liên minh châu Âu. Ukraine sẽ sớm ký thỏa thuận với Liên minh châu Âu vì lợi ích chiến lược của Ukraine”, ông Arbuzov cho biết.

Tuyên bố “sẽ sớm ký kết” của Phó Thủ tướng Arbuzov không giúp xoa dịu được làn sóng biểu tình tại Kiev.

Lãnh đạo phe đối lập Arseniy Yatsenyuk nói: “Chính phủ Ukraine luôn hứa hẹn sẽ ký một thỏa thuận liên hiệp, nhưng họ không bao giờ thực hiện lời hứa cả. Liên minh châu Âu đã nói rằng cánh cửa vẫn đang để mở và Liên minh châu Âu sẵn sàng ký kết thỏa thuận, nhưng tôi cảm giác rằng tuyên bố vừa rồi là một sự lừa dối của chính phủ”.

Tình hình tài chính khó khăn cũng trở thành sức ép ngày càng lớn buộc Ukraine phải quyết định. Phó Thủ tướng Ukraine Arbuzov tới Brussels mang theo yêu cầu hỗ trợ 20 tỷ Euro, tuy nhiên cái giá của khoản hỗ trợ này sẽ là việc ký kết thỏa thuận liên hiệp.

Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng liên minh và chính sách láng giềng Stefan Fuele trong cuộc gặp ông Arbuzov đã cam kết, Ukraine sẽ nhận được nhiều viện trợ hơn nếu ký thỏa thuận này, đồng thời Liên minh châu Âu sẽ giúp Kiev đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Nền kinh tế Ukraine, với 46 triệu dân, đang lâm nguy và đứng trước nguy cơ phá sản, với mức nợ công cao nhất trong 4 năm qua. Việc liên kết với Liên minh châu Âu là một lối thoát cho cuộc khủng hoảng này, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc sẽ gây căng thẳng với Nga.

Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo sẽ đáp trả thỏa thuận Ukraine-Liên minh châu Âu bằng những trừng phạt kinh tế nhằm vào nước láng giềng, vốn đang còn một khối lượng lớn hóa đơn khí đốt chưa thanh toán với Nga.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đang thảo luận với cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và những tổ chức tiền tệ lớn khác trên thế giới, nhằm giúp Ukraine thay đổi quyết định./.

Hoàng Lê (Tổng hợp)

Nguồn: VOV.vn

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.