Trung Quốc tuyên bố là quê hương thực sự của hoa anh đào

Những tranh cãi đã tồn tại nhiều năm nay xung quanh nguồn gốc của loài hoa anh đào nổi tiếng đã chuyển sang một hướng mới khi một tổ chức công nghiệp Trung Quốc tuyên bố rằng đất nước họ mới là quê hương thực sự của loài cây này, chứ không phải Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Hoa anh đào ở Kyoto, Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Hoa anh đào ở Kyoto, Nhật Bản. (Nguồn: AP)

Hoa anh đào từ lâu đã có gắn liền với Nhật Bản, nơi mà ngắm hoa anh đào rụng đã trở thành một thú vui được nhiều người yêu thích khi mùa xuân tới.

Trong những năm gần đây, một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc đã tuyên bố rằng nước này mới là quê hương của hoa anh đào. Điều này đã khiến một bộ phận người dân Nhật Bản tỏ ra không hài lòng.

Tuy nhiên, theo ông He Zongru, chủ tịch điều hành Hiệp hội Công nghiệp Anh đào Trung Quốc, thì cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã sai, và Trung Quốc mới là quê hương thực sự của loài hoa này.

Ông đã trích dẫn một chuyên khảo về hoa anh đào Nhật Bản, trong đó nói rằng hoa có nguồn gốc ở vùng núi Himalaya thuộc Trung Quốc và chỉ xuất hiện tại Nhật Bản hơn 1.100 năm về trước dưới thời nhà Đường.

“Chúng tôi không muốn đấu khẩu với Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng chúng tôi muốn chỉ ra một sự thật: Nhiều tài liệu lịch sử đã khẳng định rằng quê hương của loài hoa anh đào là Trung Quốc,” ông He Zongru nói trên tờ Southern Metropolis Daily của Quảng Châu số ngày thứ hai vừa qua.

“Là người Trung Quốc, chúng ta có trách nhiệm truyền bá thông tin lịch sử này,” ông nói thêm.

Trong nhiều thập kỷ qua, Tokyo đã dành tặng loài cây danh giá này cho nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, như một cử chỉ thiện chí, và mỗi độ xuân về, người dân Nhật lại tụ tập nhau dưới những tán cây anh đào để ăn uống và ngắm hoa.

Hàng ngàn du khách đã xếp hàng bên bờ kênh đào Tidal Basin ở Washington, Mỹ vào mỗi mùa xuân để được ngắm nhìn những bông hoa trắng và hồng nở trên những cây anh đào - món quà từ Nhật Bản vào năm 1912.

Tại Bắc Kinh, nơi phổ biến nhất để ngắm hoa anh đào là công viên Ngọc Uyên Đàm, nơi trồng hơn 2.000 cây anh đào, trong số đó có khoảng 200 cây do Nhật Bản trao tặng Trung Quốc vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi hai nước tái lập quan hệ ngoại giao.

Cuộc tranh cãi về hoa anh đào đã phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa ba đối thủ châu Á thường xuyên mâu thuẫn với nhau về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Nhật Bản thế kỷ 20, khi nước này xâm chiếm Hàn Quốc và một số vùng ở Trung Quốc, mà đỉnh cao là Chiến tranh thế giới thứ hai và gần đây là tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa ba nước.

Thông thường, những tranh cãi tương tự thường kết thúc khi Bắc Kinh và Seoul cùng nhau đối chọi lại Tokyo, giống như vào năm ngoái, khi Trung Quốc khánh thành một đài tưởng niệm một anh hùng dân tộc của Hàn Quốc, vốn bị người dân Nhật Bản lên án như một kẻ “khủng bố” vì đã giết hại một sỹ quan Nhật cách đây một thế kỷ.

Tuy vậy, thông điệp mà ông He gửi tới Seoul trong cuộc tranh luận mới lại không hề có tính nhượng bộ.

“Nói đơn giản, hoa anh đào có nguồn gốc ở Trung Quốc, và phát triển mạnh ở Nhật Bản,” tờ báo Quảng Châu trích dẫn lời ông He. “Hàn Quốc không có liên quan gì hết.”/.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.