Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

(Baohatinh.vn) - Trong cái nắng oi nồng của mùa hè, cuộc sống của nhiều bệnh nhân ở “xóm” chạy thận tại thành phố Hà Tĩnh thêm phần vất vả, khổ sở.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Trong 2 dãy trọ chật chội tại ngõ 10 đường Hải Thượng Lãn Ông (tổ dân phố 4, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) có 9 phòng đều được những bệnh nhân chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh thuê trọ. Mùa hè đến, trong căn phòng trọ chỉ hơn 10 m2 được lợp tấm fibro xi măng, bệnh nhân và người nhà thêm phần vất vả bởi nắng nóng quay quắt.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Cùng vợ xuống thành phố Hà Tĩnh chạy thận đã 6 năm nay, ông Nguyễn Văn Dần (SN 1950, quê xã Sơn Kim 2, Hương Sơn) và vợ là bà Nguyễn Thị Tân (SN 1951) đã quá “thấm” cái cảnh nóng bức, ngột ngạt trong căn phòng trọ tối tăm. Để vơi đi cái nóng, ông Dần thường dùng khăn ướt để lau người cho bà bởi chiếc quạt nhỏ đã chạy hết công suất nhưng càng chạy càng nóng thêm.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Dù biết khi bật bếp gas, nhiệt độ phòng sẽ tăng lên nhưng ông Dần vẫn phải tranh thủ nấu lại chút thức ăn để 2 vợ chồng cùng ăn trưa. Ông Dần cho biết: "Vợ tôi bị mù 14 năm nay, cách đây 6 năm lại phải chạy thận khiến cho cuộc sống gia đình đã khó khăn càng khó khăn hơn. Mỗi tháng, tiền trọ, tiền điện nước của chúng tôi hết hơn 700 nghìn đồng. Thế nên, dù nắng nóng nhưng 2 vợ chồng cũng tự bảo nhau cùng chịu khó để tiết kiệm chút tiền".

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Vợ chồng ông Dần, bà Tân là gia đình có “thâm niên” ở lâu nhất tại xóm trọ đặc biệt này. Trong xóm, mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều là những con người nghèo khó, bám trụ ở đây để chạy thận, kéo dài sự sống. Dù cơ cực, khổ sở với nắng nóng nhưng với họ, để chuyển đi một nơi khác thoáng mát hơn là điều không thể bởi tiền bạc đã dồn hết vào việc chạy thận.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Những ngày này, tại Hà Tĩnh, nắng nóng gay gắt, độ ẩm khá thấp, chỉ khoảng 45 - 60% đã khiến nhiều bệnh nhân ở “xóm” chạy thận gần như kiệt sức.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Chiếc quạt hơi nước được chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1986, quê ở thôn Đất Đỏ, xã Thường Nga, Can Lộc) sắm từ mùa hè này vì phòng chưa được lắp điều hòa. Chị Hiền cho biết: "2 bố con tôi đã thuê trọ ở đây được 2 năm. Việc chạy chữa tốn kém nên chúng tôi phải tiết kiệm từng chút một, dẫu có nắng nóng cũng chỉ dám bật quạt lúc giữa trưa và buổi tối. Còn những ngày đưa bố đi chạy thận, tôi sẽ tranh thủ ở luôn tại bệnh viện vừa tiện chăm bố, vừa không phải ở phòng trọ để đỡ nóng".

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Mùa hè này, trong căn phòng rộng tầm 10 m2 với ngổn ngang đồ đạc, vợ chồng ông Đặng Sỹ Sử (SN 1947, trú tại tổ dân phố 2, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh) và bà Trần Thị Liên (SN 1947) thường xuyên mất ngủ vì mái fibro xi măng ủ hơi nóng.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Phòng nhỏ chẳng có đồ đạc gì giá trị, chiếc tủ lạnh để bảo quản thức ăn cũng là điều xa xỉ. Thế nên, trong thời tiết nóng bức của mùa hè, để rau củ không bị héo, bà Liên chỉ có thể ngâm nước.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Do nắng nóng, việc ăn uống của ông Sử cũng khó khăn nên sức khỏe yếu và mệt hơn. Thời tiết nóng bức nên trong người ông lúc nào cũng rất khó chịu, bệnh tật giày vò.

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Chiếc quạt nhỏ chẳng thấm tháp gì với cái nắng nóng hầm hập ở xóm trọ. Ông Sử cho biết: "Tôi và vợ xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh chạy thận đã gần 1 năm nay. Đây là mùa hè đầu tiên tôi ở xóm trọ này. Dù cuộc sống ở đây khó khăn, sống trong không gian ngột ngạt, nóng bức nhưng cũng phải chấp nhận để tiết kiệm chi phí, chúng tôi cũng không muốn các con phải nặng gánh nhiều".

Bệnh nhân “xóm” chạy thận ở Hà Tĩnh cơ cực trong nắng nóng

Có những lúc chẳng thể thở nổi trong căn phòng trọ ngột ngạt, những người dân ở xóm trọ này cùng nhau ra hành lang nói chuyện để quên đi cái nóng. Dẫu cuộc sống vẫn còn lắm khó khăn, bệnh tật vẫn giày vò từng ngày, thời tiết nóng bức chẳng chiều lòng người, thế nhưng, những người ở “xóm” chạy thận vẫn luôn san sẻ, động viên nhau để chiến đấu với bệnh tật.

Chủ đề Thời tiết - Khí hậu

Đọc thêm

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?
Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Chế độ ăn cho người bệnh suy giáp bẩm sinh

Với bệnh nhân suy giáp bẩm sinh, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Tin mới nhất về cơn bão Toraji

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km.
Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Biển Đông sắp xuất hiện cơn bão mới

Theo thông tin từ Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do tác động của Toraji, từ đêm 10/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12.
Yoga chệch chuẩn

Yoga chệch chuẩn

Mỗi người tập luyện yoga cần tìm hiểu, tuân thủ các quy tắc sinh hoạt cộng đồng, quy tắc đảm bảo ANTT nơi công cộng để hình ảnh vốn rất đẹp đẽ của yoga không bị méo mó.