Tác nhân "tí hon" khiến y tế Mỹ tốn 250 tỷ USD trong một năm

Những nghiên cứu về tác động của vi nhựa đến sức khỏe người ngày càng được mở rộng, đặt ra nhu cầu giảm thiểu sử dụng nhựa trong đời sống.

Những nghiên cứu gần đây chỉ ra con người ngày càng hấp thụ nhiều vi nhựa vào cơ thể. Ảnh: Discovery.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra con người ngày càng hấp thụ nhiều vi nhựa vào cơ thể. Ảnh: Discovery.

Một báo cáo được đăng trên tạp chí Nature Medicine đã chỉ ra dù tác động sinh học của vi nhựa đã được nghiên cứu trong nhiều thập niên, phần lớn nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng đến môi trường. Chỉ đến gần đây, các nhà khoa học mới phát hiện vi nhựa trong nhiều cơ quan của con người, bao gồm máu, phổi, nhau thai, sữa mẹ hay tinh hoàn.

Xuất hiện vào thập niên 1950, nhựa ngày càng được dùng trong sản xuất, khi thế giới hiện có thêm 430 triệu tấn nhựa mỗi năm. Hai phần ba trong số này được dùng cho các sản phẩm ngắn hạn, như nước đóng chai hay giấy gói đồ ăn nhẹ, song tuổi thọ của nhựa có thể kéo dài 450-1.000 năm.

Mối đe dọa "tí hon"

Vi nhựa, những hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm, có thể xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày, từ rau củ, trái cây đến nước đóng chai hoặc nước máy. Bang California, Mỹ, gần đây đã kiểm tra 250 chai nước mua từ 9 quốc gia và phát hiện 93% trong số này chứa vi nhựa.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra ít nhất 16.000 hóa chất được sử dụng trong ngành nhựa, với 1/4 các chất này được coi là nguy hiểm với sức khỏe con người. Các hóa chất được thêm vào có thể bao gồm các hợp chất có độc tính cao như chất gây ung thư, chất gây rối loạn nội tiết và chất độc thần kinh hoặc các hóa chất có ảnh hưởng đến sinh sản như BPA, phthalates, bisphenol và per- và poly-flouroalkyl (PFAS).

Nghiên cứu khác dựa trên các bệnh xét nghiệm động mạch cảnh, được đăng trên Tạp chí y học New England, đã phát hiện những người có hạt vi nhựa bám vào động mạch sẽ có nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong cao hơn 4,5 lần người không có vi nhựa.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét mối liên hệ giữa vi nhựa và bệnh viêm ruột (IBD), và phát hiện 15 loại vi nhựa trong phân người, cũng như rút ra được nồng độ vi nhựa trong phân của bệnh nhân IBD cao hơn ở người khỏe mạnh.

Một nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh có thể dễ tiếp xúc với vi nhựa cao hơn nếu uống sữa công thức làm từ chai polypropylen, nhấn mạnh điều mà các tác giả cho là “nhu cầu cấp thiết” để xác định mối nguy nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Những vấn đề sức khỏe liên quan đến nhựa hóa chất đã khiến hệ thống y tế Mỹ năm 2018 ước tính tiêu tốn gần 250 tỷ USD. Những trường hợp vô sinh ở cả nam và nữ, rối loạn phát triển thần kinh, bệnh tim mạch và bệnh thận đều có liên quan đến các chất phụ gia hóa học trong vi nhựa. Công nhân sản xuất nhựa tại các cơ sở dệt may tử vong vì ung thư phổi và bệnh phổi với tỷ lệ cao hơn.

Vi nhựa thâm nhập vào cơ thể người có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ và các vấn đề tim mạch. Ảnh: New Scientist.
Vi nhựa thâm nhập vào cơ thể người có thể tăng nguy cơ mắc đột quỵ và các vấn đề tim mạch. Ảnh: New Scientist.

Thiệt hại do vi nhựa gây ra đối với sinh vật biển và thủy sinh đã được báo cáo rộng rãi, nhưng mối đe dọa của chúng đối với cơ thể con người vẫn chưa được xác định rõ ràng. Song, chủ đề này ngày càng được nghiên cứu sâu rộng.

Martin Wagner, nhà sinh vật học và nhà độc học môi trường tại Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho biết khi ở trong cơ thể, vi nhựa được coi là hạt lạ. Chúng kích thích phản ứng chống viêm của hệ thống miễn dịch.

Nhưng chỉ vi khuẩn bị tiêu diệt, còn vi nhựa thì không, do đó, nó gây ra tình trạng nhiễm trùng mạn tinh. Nhiều bệnh bao gồm tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư và những bệnh khác có liên quan đến bệnh viêm mạn tính đều có thể gây tử vong.

Giảm nguy cơ hấp thụ vi nhựa

Flemming Cassee, nhà nghiên cứu chất độc qua đường hô hấp tại Hà Lan, cho biết hiện chưa rõ vi nhựa trong cơ thể ở mức bao nhiêu thì được coi là nguy hiểm. Tuy nhiên, những phát hiện về tác hại của vi nhựa trong cơ thể liên tục xuất hiện, với tỷ lệ ngày càng tăng, đặt ra nhu cầu có những hành động tổng thể để giảm thiểu nguy cơ hấp thụ vi nhựa.

Erica Cirino, tác giả cuốn Thicker Than Water: The Quest for Solutions to the Plastic Crisis, cho rằng vì 99% nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch, giới hạn nghiêm ngặt về sản xuất nhựa, cùng với những quy định nghiêm ngặt hơn nhiều đối với ngành công nghiệp nhựa và nhiên liệu hóa thạch mới có thể tạo ra sự khác biệt.

Trong khi đó, từng cá nhân đang có những bước tiến nhỏ trong việc giảm sử dụng nhựa, như đổi chai nhựa sang chai thủy tinh hoặc thép, hay dùng hộp thủy tinh để vi sóng thức ăn, thay vì hộp nhựa, do nhiệt sẽ giải phóng các hóa chất độc hại. Sử dụng quần áo làm từ sợi tự nhiên, dọn dẹp nhà cửa để giảm bụi, cũng là những cách giúp giảm tiếp xúc với vi nhựa.

lifestyle.znews.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Kyoto 5 tạo cơn sốt mới cho thị trường xứ Thanh

Tòa căn hộ Kyoto 5 (phân khu The Kyoto - Vinhomes Star City) ra mắt đã tạo cơn sốt mới cho thị trường BĐS Thanh Hóa. Phong cách sống chuẩn Nhật, tiêu chuẩn bàn giao cao cấp cùng khả năng sinh lời hấp dẫn là những lý do khiến dự án dễ dàng lọt mắt xanh giới đầu tư và khách ở thực.
Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Nghề "ăn thử" nở rộ tại Hà Tĩnh

Thử nghiệm các món ăn, đồ uống mới lạ rồi chia sẻ lên mạng xã hội là công việc của những food reviewer (người đánh giá đồ ăn). Đây là nghề đang được nhiều bạn trẻ Hà Tĩnh theo đuổi.