Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong tim người

Các nhà khoa học tại Bệnh viện Anzhen Bắc Kinh vừa phát hiện 9 loại vi nhựa trong 5 loại mô tim của 15 bệnh nhân.

Vi nhựa là các hạt nhựa có chiều dài chưa đến 5 mm, được sử dụng trong sơn và bao bì thực phẩm, các loại chai lọ dùng một lần, sau đó ngấm vào nước, không khí và thực phẩm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology, ngày 10/8, sau khi giới khoa học phát hiện trung bình mỗi tuần, con người hít phải lượng vi nhựa to bằng chiếc thẻ tín dụng.

Ở nghiên cứu mới, các chuyên gia đã sử dụng hình ảnh tia laser và tia hồng ngoại để tìm ra hàng chục đến hàng nghìn mảnh vi nhựa riêng lẻ, số lượng khác nhau giữa các bệnh nhân. Các hạt cực nhỏ thuộc loại nhựa metyl metacryit, thường được sử dụng làm giả thủy tinh, xuất hiện trong ba phần khác nhau của tim.

Những loại nhựa khác là polyetylen terephthalate, được sử dụng trong hộp đựng quần áo, thực phẩm và polyvinyl clorua (PVC), dùng để làm khung cửa sổ, ống thoát nước, sơn,...

Các nhà khoa học còn tìm thấy vi nhựa trong các mẫu máu lấy trước và sau khi bệnh nhân phẫu thuật. Họ cho rằng bệnh nhân đã hít hoặc nuốt phải vi nhựa, khiến chúng bám vàng màng ngoài tế bào hồng cầu, ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy.

Vi nhựa có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh ung thư, tim mạch, chứng mất trí nhớ và các vấn đề sinh sản. Các tế bào không thể phá vỡ hạt nhựa trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.

“Việc phát hiện vi nhựa trong cơ thể người rất đáng báo động, cần thực hiện thêm nhiều công trình để tìm hiểu cách phòng tránh vi nhựa xâm nhập vào mô tim, ngăn ngừa tác động tiềm ẩn, lâu dài”, trích dẫn từ nghiên cứu.

Các chuyên gia tin rằng thủ thuật y tế như phẫu thuật tim cũng là con đường đưa vi nhựa vào cơ thể bị giới nghiên cứu bỏ qua.

Lần đầu phát hiện hạt vi nhựa trong tim người

Chuyên gia tìm thấy hạt vi nhựa trong tim người. Ảnh: iStock

Thông thường, vi nhựa được phát hiện ở những nơi hoang vắng nhất thế giới, như dãy núi Alps, Nam Cực và “vùng tử thần” của đỉnh Everest. Các nhà khoa học trước đây đã phát hiện ra vi nhựa trong phổi, não và máu của người sống và đã chết, nhưng lượng nhựa xâm nhập vào cơ thể vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Các hạt này có thể đi vào máu thông qua miệng, mũi và các lối vào tự nhiên khác.

Hồi tháng 3 năm ngoái, các nhà khoa học phân tích mẫu máu từ 22 người trưởng thành khỏe mạnh và tìm thấy vi nhựa trong 80% số mẫu. Những hạt tí hon này có thể di chuyển tự do khắp cơ thể và mắc kẹt trong các cơ quan, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo Thục Linh (VNE)

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?