Tái bản "Đất lề quê thói" của Nhất Thanh

Vào năm 1968 tại miền Nam, khi bắt tay soạn quyển sách Đất lề quê thói, tác giả Nhất Thanh đã ghi lại mấy lời tâm sự:

Tái bản "Đất lề quê thói" của Nhất Thanh ảnh 1
Đất lề quê thói, bản in của Nhã Nam - Ảnh: L.Điền

“Tục ngữ xưa “Đất lề quê thói”ai nghe cũng hiểu ngay, nhưng bây giờ đã có nhiều đổi thay, hai tiếng “lề thói” đã bắt đầu thành xa lạ và dường như đang mất dần âm hưởng để rồi sẽ hòa tan vào im lặng, dầu có muốn cứu vãn chỉ thành ra câu nệ...”.

Mặc dù nhìn nhận sự tình như vậy, nhưng Đất lề quê thói thật sự là công trình công phu, với tất cả niềm hứng khởi và tâm huyết của tác giả. Nhất Thanh đã khảo cứu, hệ thống lại toàn bộ những vốn liếng phong tục của một dân tộc có thâm niên văn hóa và đang giáp mặt với những thách thức của thời cuộc.

Giới nghiên cứu lâu nay vẫn xem Đất lề quê thói như một cuốn “từ điển thu nhỏ” về phong tục Việt Nam. Phong tục của một dân tộc định hình nên quốc gia, dù là tiếp cận ở góc độ dân gian như những “lề thói” đã thành nếp sống thì chiều kích của những nội dung này cũng rất đa dạng.

Nhất Thanh đã gắng công tập hợp, giải thích, trình bày, làm sáng tỏ bao nhiêu cái hay cái đẹp trong tập tục sinh sống của người Việt ta từ đời xưa. Những nề nếp văn hóa của người Việt từ khi sinh ra, lớn lên, cách ăn, lối mặc, chuyện giao tiếp, nét vui chơi, quan niệm sống, nghi lễ xã hội và tâm linh... Nhất Thanh đều kê cứu tường tận.

Như chuyện đặt tên cho con và các cách dùng tên tự, tên hiệu, tên thụy... nếu không xem lại ở đây, ngày nay chắc chắn nhiều người không phân biệt được. Như chuyện lễ tết, xuất hành, khai bút, khai ấn vốn gắn với đời sống người trí thức xưa và quan niệm làm việc cũng như nghi lễ giản lược thôi, không phải biến tướng thành chuyện khai ấn phản cảm như người đời nay hiểu lạc.

Dù chưa thể đưa hết các mặt của phong tục Việt Nam vào sách bởi điều này ở mỗi thời sẽ cần thêm các công trình mới khác bổ sung, nhưng càng đọc Đất lề quê thói càng khâm phục sở học và sức làm việc của tác giả. Nếu bây giờ nhờ một ai trong số trí thức nước nhà cắt nghĩa hai chữ phong và tục (trong từ phong tục) khác nhau như thế nào, chắc sẽ có nhiều người lúng túng. Mà như vậy thì công trình của Nhất Thanh hẳn vẫn còn cần thiết lắm.

May thay, kể từ lần in năm 1970 và nhiều nhà xuất bản in sau đó, đến nay bản Đất lề quê thói mới nhất do Nhã Nam và NXB Hồng Đức ấn hành vừa ra mắt bạn đọc trên giấy đẹp.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...