“Tai, mắt” từ cộng đồng cấp thôn - thế trận vững chắc ngăn dịch Covid 19 ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đến nay, Hà Tĩnh vẫn đang chủ động trong công tác phòng chống dịch; có được điều đó ngoài sự vào cuộc của các đơn vị, địa phương, còn có nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ thôn, xóm, tổ dân phố trong việc quản lý, giám sát cộng đồng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế hướng dẫn cụ thể các nhiệm vụ cho các thôn, tổ dân phố, tổ liên gia; chỉ đạo ngành Tài chính bố trí kinh phí dự phòng và hướng dẫn cụ thể việc sử dụng nguồn kinh phí để bồi dưỡng thêm cho cán bộ thôn, tổ dân phố, tổ liên gia; ngành y tế hỗ trợ khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn… cho những người làm nhiệm vụ phòng, chống dịch ở thôn xóm, tổ dân phố kể từ ngày 1/4 đến 15/4/2020.
Trích Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 1/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

"Tai, mắt" giám sát ở địa bàn dân cư

Ông Nguyễn Thanh - Bí thư chi bộ đồng thời là Thôn trưởng thôn Thượng Sơn (xã Sơn Lộc, Can Lộc) cho biết: Hiện trên địa bàn xã đang thực hiện xã cách ly tập trung 110 người từ nước ngoài về, trong đó thôn Thượng Sơn có gần 40 người. Ngoài ra, còn có lực lượng con em trở về từ nhiều địa phương thuộc diện tự theo dõi, cách ly tại cộng đồng.

Theo chỉ đạo của cấp trên, thôn đã thành lập tiểu ban phòng chống dịch bệnh, trong đó ngoài bí thư, thôn trưởng, công an viên thì còn là các lực lượng nòng cốt như: CCB, nông dân, phụ nữ, thanh niên, dân quân tự vệ…

“Tai, mắt” từ cộng đồng cấp thôn - thế trận vững chắc ngăn dịch Covid 19 ở Hà Tĩnh

Thời gian qua các thôn, tổ dân phố đều thành lập các tiểu ban, xây dựng kế hoạch để quản lý, giám sát tốt tình hình trên địa bàn của mình. Ảnh: Cán bộ tổ dân phố 6 - thị trấn Thạch Hà trao đổi các giải pháp tăng cường giám sát cộng đồng

Ngoài việc tuyên truyền để người dân nắm bắt về tình hình dịch, chủ động phòng chống, các thành viên trong tiểu ban còn được phân về các tổ liên gia chịu trách nhiệm quản lý, giám sát người đến, đi trong tổ liên gia.

“Mặc dù con em đi làm ở nơi khác trở về rất đông nhưng thông qua đồng chí tổ trưởng tổ liên gia, gia đình nào có ai về ban cán sự thôn đều nắm thông tin. Ban cán sự thôn cùng cán bộ y tế chủ động đến nhà tuyên truyền và tư vấn, hướng dẫn giải pháp phòng chống, các quy định cách ly phòng dịch" - Bí thư Chi bộ thôn Thượng Sơn cho biết.

Bà Trần Thị Tuyết - Bí thư Chi bộ thôn 4 (xã Nam Phúc Thăng, Cẩm Xuyên) chia sẻ: Trong thời điểm dịch bùng phát phức tạp thì trong thôn có một vài gia đình dự định đám cưới, có một đám giỗ mãn tang. Ngay khi nắm được các thông tin này, Ban cán sự thôn cùng với tổ liên gia đến nhà để bàn bạc với gia đình dời lịch cưới sang thời điểm thích hợp. Gia đình có đám giỗ mãn tang sau khi được tuyên truyền, vận động đã tổ chức nội bộ.

“Tai, mắt” từ cộng đồng cấp thôn - thế trận vững chắc ngăn dịch Covid 19 ở Hà Tĩnh

.

Các lực lượng đoàn viên, hội viên ở các thôn đang chung tay, góp sức cùng đội ngũ ban cán sự thôn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh. Trong ảnh: Đoàn viên thanh niên tuyên truyền chống dịch và hướng dẫn người dân khai báo y tế. Ảnh: Thu Hà.

Theo ông Phạm Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Nam Phúc Thăng: Địa bàn rộng, con em từ nơi khác về trên địa bàn thì đông, nếu không có cán bộ cốt cán thôn xóm làm tai mắt, giám sát, quản lý thì nguy cơ dịch rất cao. Các tổ trưởng tổ liên gia, cán bộ đoàn thể đã vào cuộc rất quyết liệt, trách nhiệm, dù xã chưa có điều kiện để xây dựng các cơ chế hỗ trợ, bồi dưỡng.

Nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm quản lý cộng đồng

Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg. Trên cơ sở này Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh ban hành chỉ thị để cụ thể hóa các nội dung của Chỉ thị 16 phù hợp tình hình thực tiễn của Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh giải pháp quản lý cộng đồng và cho rằng lực lượng bí thư, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố, tổ trưởng tổ liên gia cùng các tổ chức chính trị xã hội cấp thôn có vai trò vô cùng quan trọng.

“Lực lượng này thực hiện nhiệm vụ đi tận ngõ, gõ tận nhà, quản lý người ra, người vào. Để động viện, hỗ trợ, tỉnh sẽ sử dụng nguồn dự phòng ngân sách để bồi dưỡng cho các lực lượng và UBND tỉnh cần có hướng dẫn khung cho hoạt động của các lực lượng” - Bí thư Tỉnh ủy kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh vào chiều ngày 31/3.

“Tai, mắt” từ cộng đồng cấp thôn - thế trận vững chắc ngăn dịch Covid 19 ở Hà Tĩnh

Bà Trần Thị Tuyết, Bí thư Chi bộ thôn 4, xã Nam Phúc Thăng rà soát lại danh sách các trường hợp cách ly theo dõi tại nhà trên địa bàn thôn.

Trên cơ sở Chỉ thị của Thủ tướng, kết luận của Bí thư Tỉnh ủy, các địa phương đã nhanh chóng bắt tay xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nội dung.

Theo ông Phạm Văn Thắng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, BCĐ huyện đã họp xác định đối với quản lý cộng đồng sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thôn xóm; trong đó mỗi thôn, xóm, TDP sẽ tổ chức 3 lực lượng, một là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cho người dân thực hiện cách ly, hạn chế đi ra ngoài; hai là đảm nhiệm công tác bảo đảm ANTT, giám sát người vào, ra trên địa bàn; ba là giám sát thực hiện các nội dung cách ly đối với những người thuộc diện theo dõi tại gia đình và chấp hành cách lý xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về con người, ngoài ban cán sự thôn, huyện cũng đã làm việc với các tổ chức đoàn thể chính trị chỉ đạo các chi hội trưởng của mình tại cơ sở tham gia quản lý, giám sát cộng đồng, các lực lượng này sẽ phân ca thực hiện nhiệm vụ.

“Tai, mắt” từ cộng đồng cấp thôn - thế trận vững chắc ngăn dịch Covid 19 ở Hà Tĩnh

Công an xã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Cẩm Nhượng tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn và vệ sinh cá nhân thường xuyên tại các khu chợ trên địa bàn xã. Ảnh: Văn Chung

Điều đáng ghi nhận là trước diễn biến phức tạp của dịch, đội ngũ cán bộ thôn đều ý thức cao hơn về trách nhiệm giám sát, quản lý tại địa bàn.

Ông Nguyễn Đình Chiến – Tổ trưởng Tổ dân phố 6, thị trấn Thạch Hà cho rằng, để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, cách ly cộng đồng như Thủ tướng Chính phủ và Bí thư Tỉnh ủy đã đề ra, rất mong cấp trên có sự hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế quản lý, phân công nhiệm vụ cụ thể để nâng cao ý thức trách nhiệm cho từng cá nhân trong ban cán sự tổ và các tổ chức đoàn thể. Bên cạnh đó, kịp thời hỗ trợ những vật dụng cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19”.

“Việc tỉnh có cơ chế bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia hoạt động quản lý tại cộng đồng như chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh là rất kịp thời và thiết thực. Đây là nguồn động viên cho các lực lượng, đồng thời tạo cơ sở để nâng cao tinh thần, trách nhiệm cho mỗi thành viên khi tham gia quản lý, giám sát cộng đồng, tạo nên chốt chặn vững chắc để phòng chống dịch ở mỗi địa bàn”, bà Trần Thị Tuyết - Bí thư Chi bộ thôn 4, xã Nam Phúc Thăng nói.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.