Tái thiết Mosul tốn kém hàng tỉ USD

Thành phố Mosul của Iraq đã được giải phóng sau gần 9 tháng giao tranh ác liệt. Việc tái thiết thành phố được dự báo cũng sẽ gian nan không kém.

tai thiet mosul ton kem hang ti usd

Thành phố Mosul tan nát sau những cuộc giao tranh và sự tàn phá có chủ ý của IS - Ảnh: Reuters

Giải phóng được Mosul là tin mừng cho chính quyền và người dân Iraq cũng như với những ai căm thù bọn khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Nhưng bình tĩnh sẽ thấy việc ổn định, tái thiết thành phố sẽ còn nhiều khó khăn. Các tay súng lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) trước khi thất thủ đã gài mìn khắp thành phố, “trên từng con đường, trong từng căn nhà”, như lời mô tả của một binh sĩ Iraq tham chiến giải phóng thành phố với hãng tin AFP.

Để tái thiết, trước hết phải là việc làm sạch bom mìn và phòng chống nguy cơ IS gây rối bằng các cuộc đột kích hoặc tấn công khủng bố tập trung vào Mosul bởi đây cũng là thất bại “muối mặt” của chúng.

Điều phối viên nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) tại Iraq, bà Lise Grande hôm 5-7 ước tính kinh phí tái thiết và sửa chữa cơ sở hạ tầng cơ bản ở Mosul - thành phố lớn thứ 2 tại Iraq, có thể lên tới hơn 1 tỉ USD, trong khi công cuộc tái thiết hoàn chỉnh thành phố trong dài hạn có thể tốn gấp nhiều lần.

tai thiet mosul ton kem hang ti usd

Binh sĩ Iraq thu gom các đai bom tự sát của bọn IS bỏ lại ở Mosul - Ảnh: Reuters

Ngoài việc bị IS tàn phá, ít nhất 6 trong tổng số 44 khu vực ở Tây Mosul cũng chịu tổn hại nặng nề do ảnh hưởng của các cuộc giao tranh.

Báo cáo của LHQ cũng cho biết chiến tranh và xung đột đã khiến khoảng 900.000 người trong tổng số 2 triệu dân Mosul rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, trong đó hơn 1/3 sống tại các trại di dân ở bên ngoài thành phố.

Bà Grande căn cứ báo cáo đánh giá sơ bộ cho rằng công tác ổn định Mosul, bao gồm sửa chữa hạ tầng điện, nước, nước thải cũng như việc mở lại các trường học, bệnh viện, có thể phải chi phí cao gấp đôi ước tính ban đầu.

Theo bà Grande, mức độ thiệt hại ở Mosul lớn hơn so với dự tính, với hệ thống hạ tầng ở Tây Mosul còn tồi tệ hơn nhiều so với Đông Mosul, khu vực được giải phóng khỏi IS từ 6 tháng trước.

Ngoài ra, công tác ổn định ở Đông Mosul có thể hoàn thành trong 2 tháng, nhưng ở Tây Mosul có thể phải mất hơn 1 năm và công cuộc tái thiết dài hạn ở thành phố này sẽ tốn hàng tỉ USD.

IS đã chiếm giữ nhiều khu vực rộng lớn ở Iraq và Syria từ năm 2014, đồng thời tuyên bố thành lập cái gọi là "Vương quốc Hồi giáo" trên các vùng lãnh thổ này. Tuy nhiên, tới nay các phiến quân IS đã mất hầu hết vùng lãnh thổ chúng từng kiểm soát. Mosul là thành phố lớn nhất bị IS chiếm giữ.

tai thiet mosul ton kem hang ti usd

Trẻ em ở Mosul ra đường ăn mừng thành phố giải phóng cùng các tay súng chính phủ vào ngày 9-7 - Ảnh: Reuters

Trước đó, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tuyên bố nước này sẽ tái thiết đền thờ Hồi giáo al-Nuri và tòa tháp nổi tiếng Hadba của đền thờ này trong thành phố Mosul đã bị IS phá hủy.

Phát biểu tại một cuộc họp báo sau phiên họp nội các hàng tuần, Thủ tướng al-Abadi khẳng định chính quyền Iraq cũng sẽ tái thiết các khu vực khảo cổ bị IS san phẳng ở các thành phố cổ Nimrud và Hattra. Theo ông Abadi, thiệt hại do IS tàn phá cơ sở hạ tầng tại nhiều thành phố của Iraq đã lên tới hơn 100 tỉ USD.

Đền thờ al-Nuri cùng với tòa tháp nghiêng nổi tiếng Hadba được xây dựng vào năm 1172 sau Công nguyên. Đây là nơi thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi tự xưng là "caliph" (quốc vương Hồi giáo) trong lần xuất hiện công khai duy nhất của đối tượng này vào tháng 7-2014.

Thành phố Mosul, cách thủ đô Baghdad khoảng 400 km về phía Bắc, đã nằm dưới sự kiểm soát của IS kể từ tháng 6-2014.

tai thiet mosul ton kem hang ti usd

Binh sĩ Iraq từng phải giành giật từng căn nhà với các tay súng IS trong những ngày cuối cùng vừa qua - Ảnh: Reuters

Quân đội Iraq với sự hỗ trợ chính yếu của các tay súng người Kurd và liên minh quốc tế đã tiến hành các đợt tấn công từ tháng 10-2016 nhằm giành lại thành phố này và đã tuyên bố giải phóng.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.