(Baohatinh.vn) - Hết mùa gặt, các loài chim trời như cò, cói, diệc… lại dạt vào đất liền để tránh bão. Và người dân nhiều vùng xem đây là dịp “trời cho” để thỏa sức biến những chú chim trời thành “thương phẩm” kiếm lời, thành những món ngon trên bàn nhậu.
Những ngày này, không khó để bắt gặp cảnh đủ các loại chim được bày bán la liệt, công khai trên các tuyến đường, trong các khu chợ từ quê đến phố.
Người mua, kẻ bán chim trời tấp nập, nhưng không ai mảy may bận tâm về nguy cơ biến mất của các loài chim.
Cảnh buôn bán chim trời diễn ra công khai ở chợ thị xã Kỳ Anh
Anh N.N.V (huyện Kỳ Anh) vô tư phân trần: “Đang mùa nông nhàn, tôi tranh thủ đi bắt mấy con cò, con cói bán kiếm thêm thu nhập. Người ta thi nhau bẫy chim đầy ra đấy, năm sau vẫn thấy chúng bay về, có ít hơn đâu…”
Từ những suy nghĩ được cho là vô hại đó cho thấy không ít người đang vô cảm với thiên nhiên, từng ngày hủy diệt và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Những chú chim mắt bị khâu lại bởi chính chiếc lông của mình, giãy dụa, kêu thảm thiết
Có rất nhiều cách để người ta tận diệt chim trời như bẫy nhựa, vây lưới đuổi bắt, dùng súng hơi… Nhưng cách phổ biến nhất hiện nay là quây lưới ngoài đồng, dùng loa phát tiếng chim để dụ chúng vào lưới. Đây được cho là cách bắt chim theo kiểu tận diệt, có khi một mẻ lưới bắt được cả hàng trăm con.
Cảnh "tận diệt" chim trời diễn ra ở nhiều vùng quê Hà Tĩnh một cách ngang nghiên, công khai, thế nhưng cơ quan chức năng, chính quyền địa phương vẫn không có biện pháp xử lý, răn đe.
Chim giả làm mồi của các thợ săn
Cùng với những hành vi hủy hoại môi trường, hình ảnh những chú chim bị dốc ngược, đôi mắt bị khâu lại bởi chính chiếc lông của mình, giãy dụa, kêu thảm thiết, lông lá tả tơi trong tay những người bán, kẻ mua... chính là những "phát súng lục" con người bắn vào thiên nhiên và hậu quả là chính chúng ta và các thế con cháu mai sau sẽ phải gánh chịu những phát "đại bác" mà thiên nhiên bắn trả!
Chỉ thị 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang nêu rõ: Mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển…
Yêu cầu Bộ NN&PTNT, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự…
Theo thông tin từ Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh, từ ngày 4-8/10 trên địa bàn Hà Tĩnh sẽ có mưa lớn từ 200 - 400mm, có nơi trên 500mm, người dân cần đặc biệt đề phòng.
Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận từ các nhà tài trợ nguồn kinh phí 3 tỷ đồng cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”.
Với tâm huyết, nỗ lực của các thế hệ cán bộ, giáo viên, 20 năm qua, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định chất lượng trong sự nghiệp GD&ĐT.
Bệnh viện K xây dựng cơ sở 4 diện tích 8,6 ha theo hướng kỹ thuật cao, trang bị máy xạ trị proton tiên tiến nhất trị giá 4.200 tỷ đồng để điều trị ung thư thần kinh, phổi.
Lễ hội Costume Party là sân chơi lý thú, nơi các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức và Trường Mầm non Trí Đức 2 (TP Hà Tĩnh) được hóa thân thành những nhân vật, những loại củ quả, những con vật đáng yêu...
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Các cơ sở y tế Hà Tĩnh không ngừng nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm, đúng các bệnh lý, hỗ trợ đắc lực công tác điều trị và phòng, chống dịch bệnh.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Cuộc thi tranh biện - hùng biện “Tiếng nói Xanh” mùa 2 đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng hàng nghìn học sinh sau hành trình roadshow đầy sôi động từ Bắc vào Nam.
Trại giam Xuân Hà (đóng trên địa bàn Hà Tĩnh) luôn nỗ lực tạo môi trường thuận lợi để các phạm nhân thực hiện tốt việc chấp hành án, cải tạo tốt để sớm tái hòa nhập cộng đồng.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Khắc phục những khó khăn của một huyện miền núi, các trường học ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh.
Phiên giao dịch việc làm tại huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) thu hút 250 đoàn viên thanh niên, người lao động tham gia tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và cơ hội làm việc mới.
Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Hungary cùng lãnh đạo chính quyền quận 4, Thủ đô Budapest, Hungary và Sở LĐ-TB&XH đã có nhiều trao đổi về cơ hội, triển vọng hợp tác đưa người lao động Hà Tĩnh sang làm việc tại Hungary.
Sau 10 năm dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, các trường học ở Hà Tĩnh đã có nhiều hoạt động để những làn điệu của cha ông luôn lan tỏa, trường tồn.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Đề thi tham khảo được công bố sớm hơn gần 5 tháng giúp các trường học ở Hà Tĩnh chủ động trong quá trình dạy học và ôn tập nhằm chuẩn bị tốt cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới được giao cho Ban Quản lý dự án Thăng Long quản lý, xây dựng tại huyện Tam Nông và Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), trong thời gian từ quý 4/2024 đến quý 4/2025.