(Baohatinh.vn) - Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có quyết định cử 4 cán bộ của BVĐK tỉnh vào hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trước tình hình dịch bệnh tại các địa phương trong toàn tỉnh đang có diễn biến phức tạp, các ca bệnh liên tục tăng nên tỉnh đã quyết định triển khai kế hoạch chuyển đổi công năng Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh thành nơi điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 ở mức độ vừa và nhẹ khi Hà Tĩnh xuất hiện tình huống nhiều ca bệnh.
4 cán bộ y tế của BVĐK tỉnh gồm: Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Diệu; bác sỹ CKI Ngô Xuân Lam; Thạc sỹ, dược sỹ Nguyễn Bá Chung; điều dưỡng Nguyễn Quyết được Sở Y tế cử vào hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh.
Để đưa Trung tâm Y tế Kỳ Anh đi vào hoạt động vào ngày 15/6 như chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tại cuộc họp sáng ngày 13/6, Sở Y tế Hà Tĩnh đã cử một tổ công tác vào tư vấn hỗ trợ Trung tâm Y tế Kỳ Anh.
Tổ công tác gồm 4 cán bộ của BVĐK tỉnh có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, công tác dược, công tác điều dưỡng, chống nhiễm khuẩn và đặc biệt là công tác chuẩn bị tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19.
Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh có quy mô 105 giường với đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết.
Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh khi đi vào hoạt động có quy mô 105 giường bệnh với trang thiết bị y tế cần thiết, đáp ứng cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo kế hoạch của tỉnh, trước mắt, tại đây, chỉ tập trung thực hiện điều trị cho bệnh nhân Covid-19 mức độ vừa và nhẹ, đồng thời phân chia thành các khu vực hoạt động theo 3 vùng mức độ nguy cơ lây nhiễm (từ thấp, trung bình đến cao). Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh cũng sẽ bố trí nhân lực cho các tình huống có các ca bệnh dương tính và nghi nhiễm từ 31 đến 100 ca bệnh.
Đây là một trong những yêu cầu mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra với ngành y tế tại văn bản mới đây về tăng cường đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Bổ sung thêm hệ thống điều hòa, quạt mát và nước uống là những giải pháp đang được các cơ sở y tế của Hà Tĩnh triển khai nhằm chống nóng, giảm nhiệt cho người bệnh.
Nhân viên y tế và người dân Hà Tĩnh đã được trang bị các kỹ năng sơ cấp cứu, xử lý ban đầu nhanh chóng và đúng cách trong tình huống khẩn cấp về sức khỏe trước khi được đưa đến cơ sở y tế.
Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Việc chuyển giao kỹ thuật PHCN bàn chân bẹt, cong vẹo cột sống ở trẻ từ các chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương cho y, bác sỹ Hà Tĩnh nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do ngộ độc methanol, thậm chí tử vong khi sử dụng cồn y tế giả.
Giám đốc CDC Hà Tĩnh khuyến cáo, với việc thời tiết diễn biến thất thường nên dịch sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm khác xảy ra sớm hơn các năm trước.
Tìm hiểu sâu tôi mới thấy, công việc tưởng như nhàm chán của cán bộ, nhân viên Khoa Huyết học - Truyền Máu, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh lại ẩn chứa những “cựa mình” mãnh liệt của sự sống.
Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên xuất hiện từ cuối năm 2024, kéo dài đến thời điểm hiện nay và đang diễn biến rất phức tạp; số thôn, số xã có dịch không ngừng gia tăng.
Hội nghị khoa học thường niên là dịp để các chuyên gia, bác sĩ ở các bệnh viện lớn trong cả nước và y bác sĩ Hà Tĩnh trao đổi về công tác chẩn đoán, ứng dụng kỹ thuật mới.
Với sự hỗ trợ từ Vingroup, Hà Tĩnh đang cụ thể hoá Đề án cấp cứu ngoại viện của Bộ Y tế bằng nhiều hành động thiết thực, quyết tâm không để người bệnh lỡ “giờ vàng” trong cấp cứu.
Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Anh Nguyễn Ngọc Chính - Phó Bí thư Đoàn phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh) và chị Nguyễn Thị Thúy Hằng (cán bộ UBND xã Thuần Thiện, Can Lộc, Hà Tĩnh) hiến tặng 2 đơn vị máu, giúp 2 bệnh nhân qua cơn nguy kịch.
Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
Chương trình Hành trình Đỏ lần thứ IV, tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025 tiếp tục lan toả phong trào hiến máu tình nguyện tại Hà Tĩnh để mọi người cùng chung tay, góp sức, thực hiện nghĩa cử cao đẹp “hiến máu cứu người”.
Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?
Làm thế nào để điều trị và phòng tránh các bệnh về da mùa nắng nóng? Tất cả sẽ được Ths-BS Nguyễn Thị Hạnh (chuyên khoa da liễu hàng đầu Đại học Y Hà Nội) tư vấn trực tiếp trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Sở Y tế Hà Tĩnh yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh rà soát, bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt bảo, đảm bảo người bệnh được khám, điều trị trong điều kiện thoáng mát.
Cần có bước đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đối số toàn diện trong lĩnh vực y tế để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong kỷ nguyên mới.