Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ ngày 1/7/2022

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa từ ngày 1/7/2022

Người lao động đến nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

Trước thắc mắc của người lao động về mức tăng hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo BHXH Việt Nam, căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động có thể nhận hằng tháng sau khi nghỉ việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

Trong khi đó, theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỉ lệ nhất định phụ thuộc vào quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đang các khoản này theo mức lương tối thiểu vùng, do đó, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7, số tiền hằng tháng mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đóng các loại bảo hiểm này sẽ tăng thêm so với trước.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 5 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau:

+ Vùng I: 23.400.000 đồng;

+ Vùng II: 20.800.000 đồng;

+ Vùng III: 18.200.000 đồng;

+ Vùng IV: 16.250.000 đồng.

Theo baotintuc

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.