Tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết đất trồng lúa

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị Bộ NN&PTNT và các thành viên trong ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến với với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

IMG_0011.jpg
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, đại diện Bộ NN&PTNT đã trình bày dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định.

Trong quá trình xây dựng dự thảo nghị định, Bộ NN&PTNT đã gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành, cơ quan chuyên môn (Bộ Xây dựng, Cục Quản lý xây dựng công trình - Bộ NN&PTNT) và 63 tỉnh, thành phố. Đây là nội dung mới, cần thiết do thực tiễn phát sinh, tạo điều kiện tích tụ đất đai, tập trung sản xuất hàng hoá, sản phẩm nông nghiệp. Đến nay, Bộ NN&PTNT đã nhận được văn bản góp ý của 9 bộ, ngành, 44 tỉnh, thành phố và 12 đơn vị khác.

Dự thảo Nghị định quy định về đất trồng lúa sau khi tiếp thu, hoàn thiện theo ý kiến góp ý có bố cục gồm 4 chương, 18 điều và 17 phụ lục với các nội dung chính: những quy định chung; quản lý, sử dụng đất trồng lúa; quy định về chính sách hỗ trợ, bảo vệ đất trồng lúa; điều khoản thi hành.

IMG_0046.jpg
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu tại Hà Tĩnh.

Nghị định này quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa; sử dụng một phần diện tích đất trồng lúa để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp; bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng các công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa; nộp tiền bảo vệ phát triển đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ phát triển đất trồng lúa.

Nghị định nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, Luật Trồng trọt năm 2018, từ đó khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất trồng lúa.

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành nghị định. Đồng thời, tập trung thảo luận các vấn đề trọng tâm của nghị định như: điều kiện xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa; công tác quản lý nhà nước trong việc xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa; quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất; chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa;…

Bộ NN&PTNT cũng đã thuyết minh, giải trình làm rõ thêm một số vấn đề trong dự thảo nghị định và các vấn đề thảo luận của các đại biểu tại cuộc họp.

ldd1-1718693116154517916899.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa là một nội dung mới, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước về lĩnh vực đất đai, đưa Luật Đất đai 2024 đi sâu vào cuộc sống và có những tác động tích cực đến đời sống người dân.

Phó Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao ý kiến tham gia của các đại biểu, đề nghị Bộ NN&PTNT và các thành viên trong ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ những ý kiến của các bộ, ngành, địa phương tại cuộc họp này; tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân,cơ quan liên quan nhằm đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị định với hệ thống pháp luật hiện hành, bổ sung các vấn đề phát sinh nếu có.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung hoàn thành dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sớm đưa Nghị định vào triển khai trong thực tiễn, tạo sự bứt phá mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.