Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(Baohatinh.vn) - Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) , Hà Tĩnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tốc thiểu số và miền núi xuống gần 1%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 còn 3,79%. Toàn tỉnh đã có 177/181 xã đạt chuẩn NTM, 9/13 địa phương cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng NTM.

Sáng 24/2, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về về tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà điều hành.

Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Triển khai quyết liệt chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục tập trung xây dựng, ban hành, hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống cơ chế, chính sách khung để thực hiện ba chương trình MTQG (xây dựng nông thôn; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025).

Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại các địa phương, nhất là các địa phương được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đã chủ động hoàn thiện việc xây dựng các cơ chế, chính sách để quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG. 52 địa phương đã ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn chương trinhg MTQG.

Công tác thông tin, tuyên truyền về 3 chương trình MTQG được các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt, tạo hiệu ứng lan tỏa trong đông đảo Nhân dân.

Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, đến nay, việc thực hiện các chương trình MTQG đã đạt một số kết quả tích cực. Cả nước có trên 6.000/8.211 xã (đạt hơn 73%) đạt chuẩn NTM, tăng 4,4% so với cuối năm 2021; có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ NTM. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm, trong đó, tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Về giải ngân vốn ngân sách Nhà nước kế hoạch năm 2022 thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, đến ngày 31/1/2023, đã giải ngân vốn đầu tư phát triển của Trung ương là hơn 13.730,92 tỷ đồng, đạt 57,2% kế hoạch; dự kiến đến 31/12/2023 sẽ giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2022 được kéo dài thời hạn giải ngân sang năm 2023 theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội. Đối với giải ngân vốn ngân sách địa phương, đến hết tháng 12/2022, các địa phương đã giải ngân đạt khoảng hơn 92,9%; dự kiến, hết quý I năm 2023, giải ngân 100% kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện ba chương trình MTQG.

Đối với kết quả giải ngân vốn ngân sách Nhà nước năm 2023, 17 địa phương thực hiện giải ngân được khoảng 545,28 tỷ đồng.

Hà Tĩnh đã kiện toàn BCĐ các chương trình MTQG từ cấp tỉnh đến huyện, xã; ban hành quy chế và kế hoạch hoạt động của BCĐ giai đoạn 2021 - 2025.

Tổng số kinh phí được phân bổ để thực hiện các chương trình MTQG năm 2022 trên địa bàn tỉnh là hơn 356.900 triệu đồng. Số kinh phí này đã được phân bổ về các địa phương, đơn vị trong tỉnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Hà Tĩnh giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xuống gần 1%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 đạt 3,79%, giảm 0,89% so với năm 2021, đạt chỉ tiêu Trung ương giao.

Toàn tỉnh có 177/181 xã đạt chuẩn NTM; 9/13 huyện, thị, thành đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện 3 chương trình MTQG.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương đã tập trung thảo luận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai 3 chương trình MTQG. Trọng tâm là khó khăn, lúng túng trong thực hiện do các địa phương chưa có hướng dẫn cụ thể từ một số cơ quan Trung ương; một số văn bản do các bộ, ngành ban hành chưa có sự thống nhất; một số dự án, tiểu dự án thành phần của các chương trình MTQG chưa phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công hoặc điều kiện thực tiễn ở các địa phương…

Đại biểu cũng đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình MTQG như: sớm ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn của các bộ, cơ quan để tổ chức thực hiện 3 chương trình MTQG; tăng cường hoạt động, chỉ đạo của lãnh đạo các địa phương; chủ động đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện để đưa 3 chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 vào thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn từ nguồn ngân sách Trung ương còn hạn chế; việc ban hành các văn bản quản lý và triển khai ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Tập trung xử lý vướng mắc từ cơ sở, đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kiết luận hội nghị. Ảnh: An Đăng - TTXVN

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý các khó khăn, vướng mắc của các địa phương; có văn bản trả lời, hướng dẫn gửi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để các địa phương tham khảo, triển khai thực hiện.

Các bộ, cơ quan Trung ương là chủ dự án thành phần của các chương trình MTQG chủ động rà soát, nghiên cứu, bổ sung các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền, phù hợp tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi, thông suốt, hoàn thành các mục tiêu đề ra.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần chủ động, quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG; chú trọng nắm tâm tư nguyện vọng, đề xuất từ cơ sở để tháo gỡ các vướng mắc.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Trong số gần 150 tân khoa khóa 2 của Trường Đại học VinUni, có tới 55% sinh viên được tuyển dụng trước lễ tốt nghiệp bởi các tập đoàn danh tiếng như Google, Qualcomm, Boston Consulting Group (BCG), Unilever, P&G, VinRobotics…; 26% sinh viên trúng tuyển chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu thế giới, trong đó gần một nửa thuộc nhóm đại học Top 20 toàn cầu.
Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Vì sao đăng ký biến động đất đai tăng mạnh?

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đổ xô đi làm thủ tục đăng ký biến động đất đai tại các trung tâm hành chính công, dẫn tới tình trạng quá tải. Vậy đâu là nguyên nhân?
Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Cùng con chắp cánh ước mơ xa

Không chỉ các con mà những người làm cha, làm mẹ cũng đang trải qua một “kỳ thi” đặc biệt của riêng mình với đầy ắp những áp lực, lo âu, niềm tin và sự kỳ vọng.
Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Ngày thi đầu tiên nhiều cảm xúc của thí sinh Hà Tĩnh

Hơn 17.300 thí sinh tại Hà Tĩnh đã hoàn thành ngày thi đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Một ngày thi mang đến nhiều cảm xúc cho các thí sinh khi lần đầu tiên đề thi được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông mới.