Tàu ngầm mini của Đặc công Hải quân Việt Nam

Trong phóng sự do Kênh truyền hình quốc phòng thực hiện, hình ảnh tàu ngầm và tàu bán ngầm mini của Hải quân Việt Nam đã được xuất hiện khá rõ nét.

Trong hình ảnh phóng sự của Kênh truyền hình Quốc phòng, loại tàu ngầm mini được xác định là lớp Yugo, ngoài ra thiết bị lặn (tàu bán ngầm) theo nhận định là chiếc I-SILC.

Hai phương tiện tác chiến này đang trong tình trạng bảo dưỡng kỹ thuật tại nhà máy, đây chính là lần đầu tiên cả hai phương tiện tác chiến Hải quân Việt Nam được nhìn thấy nằm cạnh nhau.

Tàu ngầm mini của Đặc công Hải quân Việt Nam

Tàu ngầm mini lớp Yugo và tàu bán ngầm I-SILC của Hải quân Việt Nam

Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Australia từng cho biết, Việt Nam đã nhận được 2 tàu ngầm mini lớp Yugo do Triều Tiên sản xuất vào năm 1997. Chiếc Yugo được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Una của Hải quân Liên bang Nam Tư cũ (chữ Yugo viết tắt của Yugoslavia - Nam Tư trong tiếng Anh).

Loại tàu ngầm này vừa có khả năng tấn công bằng ngư lôi, vừa có nhiệm vụ thả đặc công người nhái tác chiến trên biển. Kích thước của chúng rất khiêm tốn với chiều dài chỉ 18,82 m; chiều rộng 2,4 m; lượng giãn nước đầy tải 110 tấn; thủy thủ đoàn 4 người cộng thêm 6 lính đặc nhiệm.

Tàu ngầm lớp Yugo sử dụng động cơ diesel-điện, cho tầm hoạt động tối đa 550 hải lý (1.020 km) khi chạy ở vận tốc 10 hải lý/h (19 km/h) lúc nổi, hoặc 50 hải lý (94 km) khi di chuyển ngầm với tốc độ 4 hải lý/h (7,4 km/h), độ sâu lặn lớn nhất 120 m. Vũ khí trang bị gồm 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.

Do kích thước nhỏ, động cơ chạy rất êm nên những chiếc tàu ngầm mini này có thể bất ngờ tiếp cận mục tiêu để tung ra đòn tấn công mang tính hủy diệt.

Tàu ngầm mini của Đặc công Hải quân Việt Nam

Tàu bán ngầm I-SILC được thử nghiệm sau khi hoàn thành công tác bảo dưỡng

Ngoài 2 tàu ngầm Yugo, còn có thông tin cho biết Việt Nam đã nhận từ Triều Tiên cả thiết bị lặn hay còn gọi là tàu bán ngầm loại I-SILC.

Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu bán ngầm I-SILC: chiều dài 12,8 m; chiều rộng 2,95 m; lượng giãn nước 10,5 tấn; trang bị 3 động cơ Johnson V8 công suất 260 mã lực cho tốc độ tối đa 50 hải lý/h khi chạy nổi hoặc 6 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động 200 hải lý; độ sâu lặn trung bình 3 m, tối đa 20 m.

Tàu có khả năng vận chuyển 8 quân nhân trong đó thủy thủ đoàn là 4 người, do kích thước rất nhỏ nên khí tài này không được trang bị vũ khí.

Tuy vậy với lợi thế ở độ linh hoạt, dễ thao tác, tàu bán ngầm I-SILC khi kết hợp cùng tàu ngầm mini Yugo sẽ tạo ra một cặp bài trùng vô cùng lợi hại khi mang biệt kích hải quân.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.