Chiếc hàng không mẫu hạm đang được phát triển ở Nga ước tính sẽ có giá trị lên đến 400 tỷ Rub. Đáng chú ý đây không phải con số sau cùng.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti tham khảo các nguồn tin của riêng mình đã báo cáo rằng dự án chế tạo hàng không mẫu hạm mới nhất của Nga sẽ tiêu tốn ngân sách của nước này ít nhất 400 tỷ Rub.
Trong khi tính đến xu hướng trượt giá, chi phí này có thể tăng gấp 2 - 3 lần, làm cho việc xây dựng một tàu sân bay lớn trở nên rất khó khăn.
Đến nay, các dự án tàu sân bay đầy triển vọng đã được trình bày bởi hai doanh nghiệp trong nước đó là Trung tâm khoa học Krylovsky và Cục thiết kế PJSC Nevskoye, những mô hình của chúng đã được xuất hiện tại nhiều cuộc triển lãm quân sự.
Mặc dù hiện tại kế hoạch chế tạo một tàu sân bay không được đưa vào chương trình tái vũ trang của Quân đội Nga, tuy nhiên đại diện của Bộ Quốc phòng Nga vẫn đang xem xét các dự án trên một cách nghiêm túc.
Mô hình tàu sân bay hạng nặng Lamantin của Cục thiết kế PJSC Nevskoye
“Nếu ở giai đoạn đầu, chi phí của một hàng không mẫu hạm đã là 400 tỷ Rub, còn sau đó khi tính đến tất cả các chi tiết, chi phí cuối cùng có thể tăng thêm 70 - 300%, khiến nó trở thành con tàu đắt nhất trong lịch sử Hải quân Nga”.
“Mặc dù vậy, chiếc tàu sân bay này có thể sẽ không mang lại lợi thế đáng kể nào, đặc biệt khi xem xét thực tế là cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phát triển vũ khí để tiêu diệt các mục tiêu là tàu hải quân lớn”, ghi chú chuyên gia cho biết.
Mặt khác, các nhà phân tích chú ý đến thực tế rằng trong tương lai gần có thể xuất hiện phiên bản hiện đại hóa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57, được thiết kế để sử dụng trên các hàng không mẫu hạm, có thể dễ dàng thực hiện các dự án tàu sân bay nội địa.
Mô hình tàu sân bay hạng trung kiêm tàu đổ bộ tấn công của Trung tâm khoa học Krylovsky
Trong hai nguyên mẫu tàu sân bay thế hệ mới từng được Nga mang đi trưng bày thì thiết kế tàu sân bay Lamantin của Cục thiết kế PJSC Nevskoye có kích thước lớn hơn với lượng giãn nước đầy tải lên tới 80.000 tấn và sử dụng kết hợp máy phóng với đường cất cánh kiểu nhảy cầu.
Thiết kế thứ hai là tàu sân bay hạng trung kiêm tàu đổ bộ tấn công với cửa mở để thả phương tiện đổ bộ ở đuôi, con tàu với lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn này chính là sản phẩm của Trung tâm khoa học Krylovsky.
Với số tiền dự tính phân bổ như trên thì khả năng cao là thiết kế tàu sân bay hạng nặng Lamantin đã được Hải quân Nga nghiên về lựa chọn nhiều hơn, nhưng bài toán chi phí là vấn đề còn gây đau đầu cho họ bên cạnh năng lực hiện tại của ngành đóng tàu trong nước.
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, củng cố trận địa tư tưởng cho bộ đội.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra mục tiêu huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác đảm bảo trật tự ATGT, dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác bảo đảm ATGT.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm đề nghị lực lượng quân sự tăng cường phối hợp, nắm chắc tình hình cơ sở, xử lý kịp thời các tình huống, không để bị động bất ngờ, đảm bảo cho sự phát triển KT-XH của Hà Tĩnh.
Ngành hậu cần - kỹ thuật lực lượng vũ trang Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ các biện pháp để đảm bảo xe tốt, lái xe an toàn, sẵn sàng phục vụ tốt cho nhiệm vụ quân sự - quốc phòng.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực để cùng cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo, bảo vệ, xây dựng tuyến biên giới Hương Khê luôn bình yên, ngày thêm giàu đẹp.
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường lực lượng xuống địa bàn trọng điểm, phối hợp với các đơn vị nắm chắc tình hình, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.
Thượng tướng Trần Việt Khoa đề nghị Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh cần làm tốt hơn nữa công tác nắm tình hình nội, ngoại biên; quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, đảm bảo ANTT khu vực biên giới.
Thượng úy Đậu Thị Loan là nữ quân y ấm áp trong tấm áo blouse trắng, tích cực hoạt động thiện nguyện, nhanh nhẹn trong thể thao, “tay đấm” xuất sắc của BĐBP Hà Tĩnh.
Công an các phường, xã ở TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sỹ, hoạt động ổn định, cơ bản đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn theo mô hình mới.
Thượng tướng Trần Việt Khoa tin tưởng, với những kết quả đã đạt được, cùng với truyền thống đoàn kết, Hà Tĩnh sẽ hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.
Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Dâng hương tại Khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Công an Hà Tĩnh triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, vận động toàn dân phòng ngừa tội phạm, xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo ANTT để NTM phát triển bền vững.
Dâng hương tri ân tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hiến trọn tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Các chiến sĩ quân nhạc đeo trống, mang kèn gần 20 kg hợp luyện cùng đội múa súng, xếp hình chuẩn bị tiết mục mở màn, trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu đại đội pháo phòng không trong huấn luyện phải nắm chắc kỹ năng, cấu tạo, kỹ thuật, chiến thuật, sử dụng thành thạo các loại vũ khí, khí tài.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) của lực lượng dân quân biển.
Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.
Sĩ quan tại ngũ nếu có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù, thì khi chuyển sang công chức quốc phòng được hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Thiếu tá Đỗ Thị Mai Lan - nhân viên Ban Chính trị, Ban CHQS huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là tấm gương “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, có “duyên” với giải thưởng tại các cuộc thi.
Nhiều thủ tục hành chính trước đây thuộc thẩm quyền của công an cấp huyện, nay chuyển về công an xã, như cấp căn cước, đăng ký ôtô, xe máy, cấp đổi giấy phép lái xe.
Sáng 4/3, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức hợp luyện lực lượng diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên có tầm quan trọng về chiến lược, có giá trị lịch sử và hiện thực sâu sắc đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, lan tỏa trong việc học và làm theo gương Bác, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.