Thả diều gần đường dây điện – thú vui tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm lại nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã xảy ra hàng chục sự cố lưới điện, nguyên nhân xuất phát từ hành vi thả diều gần đường dây điện...

Tại Hà Tĩnh, việc người dân thả diều gần đường dây điện tuy chưa dẫn đến các vụ tai nạn về người song cũng đã gây ra các sự cố lưới điện khá nghiêm trọng.

Các địa phương như: Hương Sơn, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh… đã ghi nhận nhiều trường hợp diều vướng vào đường dây điện đang vận hành gây đứt dây điện, chạm, chập điện.

Thả diều gần đường dây điện – thú vui tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Sự cố lưới điện xảy ra do diều tại đường dây 374E18.1 đi qua xã Cẩm Thành vào đầu tháng 6/2022.

Cụ thể, vào ngày 18/4/2022, người dân thả diều gần đường dây điện đã gây ra sự cố nhảy máy cắt tại vị trí nhánh rẽ Cẩm Quang - Cẩm Bình thuộc đường dây 471E18.9 (huyện Cẩm Xuyên).

Theo đó, 40 trạm biến áp, tương đương khoảng 8.000 hộ sử dụng điện tại 3 xã (Cẩm Quang, Cẩm Thành và Cẩm Bình) bị mất điện. Điện lực Cẩm Xuyên phải bố trí 8 công nhân truy tìm, khắc phục sự cố và sau 1 tiếng đồng hồ mới cấp điện trở lại cho khách hàng.

Thả diều gần đường dây điện – thú vui tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Công ty Điện lực Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra, khắc phục kịp thời các sự cố lưới xảy ra do diều vướng vào đường dây điện.

Ông Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Điện lực Cẩm Xuyên cho hay: “Chúng tôi đã phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân về các biện pháp đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa nắng nóng bằng nhiều hình thức. Tuy vậy, hiện tượng người dân vô tư thả diều gần đường dây điện khiến diều vướng vào đường dây, gây sự cố lưới điện vẫn diễn ra thường xuyên tại nhiều xã, thị trấn”.

Sự cố lưới điện xuất phát từ thú vui thả diều của người dân cũng là thực trạng nhức nhối tại huyện miền núi Hương Sơn, nhất là các xã: Sơn Hàm, Sơn Châu, Sơn Tiến, Sơn Giang, An Hòa Thịnh... Tính riêng trong tháng 6 này, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã xảy ra 2 sự cố lưới điện do diều vướng vào đường dây.

Gần đây, vào ngày 13/6/2022, diều của người dân thả bị vướng vào đường dây từ khoảng cột 9-10, trục chính đường dây 371 E18.7 gây nên sự cố, làm mất điện trên diện rộng tại thị trấn Phố Châu và các xã Quang Diệm, Sơn Hàm, Sơn Trường (huyện Hương Sơn) và xã Thọ Điền (huyện Vũ Quang).

Thả diều gần đường dây điện – thú vui tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Sự cố xảy ra trên đường dây 371 E18.7 gây nên sự cố, làm mất điện trên diện rộng tại huyện Hương Sơn và Vũ Quang vào ngày 13/6/2022.

Ông Nguyễn Hồng Tân – Giám đốc Điện lực Hương Sơn khuyến cáo: “Người dân, đặc biệt là trẻ em nên chọn thả diều ở những nơi có khoảng không gian rộng, không có đường dây, trạm điện ở gần để bảo đảm an toàn cho chính bản thân và con em mình. Trường hợp diều hoặc dây diều bị quấn vào đường dây điện thì phải báo ngay cho ngành điện để kịp thời xử lý; tuyệt đối không được tự ý trèo lên cột điện, không dùng sào gỡ diều khỏi đường dây điện để tránh nguy cơ tai nạn”.

Thực tế cho thấy, thú vui thả diều gần đường dây điện đã gây ra nhiều hệ lụy, làm gián đoạn việc cung cấp điện, gia tăng tổn thất điện năng và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Do vậy, ngoài sự chủ động của ngành điện, chính quyền địa phương các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền đến mọi người dân về các quy định đảm bảo hành lang an toàn lưới điện cũng như việc chấp hành các quy định của pháp luật về điện. Nghiêm cấm các hoạt động thả diều gần khu vực có đường dây điện đi qua; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp thả diều gây sự cố lưới điện theo quy định pháp luật để tạo sức răn đe.

Thả diều gần đường dây điện – thú vui tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý nghiêm hành vi thả diều gây sự cố lưới điện.

Điều 15, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngày 31/1/2022 của Chính phủ (về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí) quy định phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện.

Chủ đề Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp, xây dựng

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.