(Baohatinh.vn) - Nằm giữa núi rừng trùng điệp, Khu Di tích K9 (Ba Vì - Hà Nội) là địa danh lịch sử gắn liền với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đương thời và cả khi Người đã qua đời.
Khu Di tích K9 nằm sâu trong vùng núi của huyện Ba Vì (Hà Nội), cách trung tâm thành phố khoảng 70km. Đây là nơi được Bác Hồ lựa chọn làm căn cứ để Bác và Bộ Chính trị làm việc trong kháng chiến chống Mỹ và cũng là nơi lưu giữ thi hài của Người sau khi qua đời từ năm 1969 - 1975. Trong các công trình thuộc Khu Di tích K9, Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh có vị trí đặc biệt quan trọng. Khu nhà được khánh thành ngày 2/9/2015, sau hơn 1 năm xây dựng. Đây là công trình mang kiến trúc truyền thống một tầng, hai mái với diện tích hơn 440m2. Các hạng mục chính của công trình như nền móng, ốp tường, tượng Bác Hồ, cờ Đảng, cờ Tổ quốc… được làm từ gỗ lim và các loại đá từ nhiều vùng miền trên cả nước. Phía trước Nhà tưởng niệm có đặt 2 phiến đá quý khắc văn bia của Anh hùng Lao động - Giáo sư Vũ Khiêu. Một văn bia có tên "Nhớ ngày Bác tới" ghi nhớ việc Bác Hồ chọn nơi đây làm căn cứ của Trung ương. Văn bia còn lại có tên "Ngày hôm nay" là những tình cảm đặc biệt của đồng bào, chiến sỹ đối với Bác Hồ cùng với lời hứa ghi nhớ những căn dặn của Người. Khuôn viên Nhà tưởng niệm là nơi được nhiều địa phương, đơn vị lựa chọn làm địa điểm dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ; tổ chức các sinh hoạt chính trị, văn hóa như: lễ báo công, lễ kết nạp Đảng, đoàn, đội; trao huy hiệu, phần thưởng hoặc các lễ khai giảng, bế giảng, tổng kết… Khu nhà làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một công trình 2 tầng được xây dựng vào năm 1959, thiết kế theo kiểu nhà sàn với diện tích 275m2. Đây là địa điểm chính làm nơi hội họp, tiếp khách, nghỉ ngơi của Bác và Trung ương từ năm 1960 - 1969.
Phòng lớn ở tầng 1 của ngôi nhà được bố trí làm phòng họp chính; có trang bị bàn, ghế, quạt trần… Tại đây, Bác đã cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị họp bàn, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và tiếp các đoàn khách quốc tế. Phía Tây ngôi nhà có một căn hầm trú ẩn, được xây dựng cùng với thời gian xây dựng ngôi nhà 2 tầng. Nóc hầm xây cao, phía trên có trồng cây để ngụy trang; phía dưới đào sâu xuống lòng đất khoảng 3m, lối lên xuống được xây bằng đá; lòng hầm rộng cho người trú ẩn. Khu K9 nằm sâu trong rừng, trên một đồi đất cao; địa hình bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ; nhiệt độ bình quân năm là 23 độ C, độ ẩm bình quân 85% nên đây là nơi lý tưởng để Trung ương lựa chọn làm địa điểm gìn giữ thi hài Bác sau khi Người qua đời từ năm 1969 - 1975. Công trình bao gồm các hạng mục: nhà kính bảo quản, hầm ngầm để bảo vệ thi hài Bác đề phòng khi chiến tranh và căn phòng điều chế thuốc bảo quản thi hài Bác thường xuyên. Khu nhà để xe hiện đang lưu giữ 5 chiếc xe được phân công nhiệm vụ di chuyển và luyện tập phương án di chuyển thi hài Bác Hồ. Trong đó, chiếc xe UAZ cứu thương biển số FH-1468, chiếc ZIL 157 biển số 470-189 và chiếc PAP biển số 31-162 là những phương tiện đã cùng cán bộ, chiến sỹ Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay) 6 lần di chuyển thi hài Bác vượt qua mọi địa hình hiểm trở, mưa lũ, các cuộc ném bom của địch để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong giai đoạn 1969 - 1975.
Hai chiếc xe TRAIKA GAT là loại xe chuyên được sử dụng phục vụ lãnh đạo cấp cao của Liên Xô. Năm 1980, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Liên Xô đã tài trợ 2 chiếc xe này để làm nhiệm vụ di chuyển thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các khu căn cứ bí mật khi cần. Sau khi tiếp nhận, 2 xe này được bảo quản tại đây (cùng với 3 chiếc xe đã trực tiếp chở thi hài Bác trong chiến tranh) và chỉ sử dụng để luyện tập phương án di chuyển thi hài của Bác. Khu Di tích K9 còn có tên gọi là Khu Di tích K9 - Đá Chông bởi nơi đây có những mỏm đá hình mác nhọn như chông. Tháng 5/1957, trong một lần đi công tác, Bác đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn xếp liền kề nhau. Nhận thấy địa thế hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi và sau này quyết định chọn vị trí này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương. Cả khu vực này trước đây rậm rạp, những năm gần đây, đã được tôn tạo, mở đường bao quanh. Con đường với hàng trăm bậc được lát bằng đá thẻ đưa từ tỉnh Quảng Nam ra. Loại đá này rất phù hợp với màu sắc của những hòn đá chông trong khu vực; không bị rêu bám, chống trơn trượt, tạo thành con đường an toàn, thuận lợi cho người dân, du khách khi tham quan. Với địa hình có núi, sông bao quanh, cảnh quan mát mẻ, Khu Di tích K9 không chỉ là nơi lưu giữ những công trình, kỷ vật gắn liền với Bác Hồ khi còn sống và cả khi Người đã qua đời mà nay còn trở thành một địa điểm du lịch văn hóa, tâm linh thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế.
Việc giữ gìn, phát huy giá trị lịch sử, ý nghĩa chính trị của khu di tích này sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau; củng cố niềm tin vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh như Bác Hồ sinh thời hằng mong muốn.
Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh và các đoàn đề nghị trong thời gian sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cần hết sức quan tâm việc rà soát, quy định triển khai thi hành các luật, bảo đảm hoạt động đồng bộ.
Trao tặng Huy hiệu Đảng nhằm tôn vinh, ghi nhận, đánh giá cao những cống hiến, đóng góp của các đảng viên ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội thao là dịp để Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng phối hợp, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân cơ động, tại chỗ.
Ban Tổ chức Trung ương vừa ban hành Công văn số 8413-CV/BTCTW ngày 26/4/2025 gửi ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương về việc thống nhất một số nội dung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp.
Tham gia thảo luận tại tổ, các đại biểu khẳng định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này có sự đổi mới rõ rệt trong tư duy, phương pháp, cách làm.
Sáng nay (7/5), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025 tại thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hương Sơn.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, quật cường, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Hà Tĩnh tự hào góp sức vào Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Những tài liệu lưu trữ của Mỹ càng khẳng định thêm về sự tồn tại của sân bay Libi (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), những trận đánh phá ác liệt của Mỹ và sự hi sinh anh dũng của 34 liệt sỹ trong trận bom rạng sáng 7/1/1973.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết Bộ Y tế đặt mục tiêu 100% người dân Việt Nam được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần, ước tính cần 25.000 tỷ đồng từ ngân sách.
16 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an Hà Tĩnh tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đều là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và xây dựng lực lượng của ngành.
Thời gian lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 bắt đầu từ ngày 6/5/2025, hoàn thành vào 5/6/2025.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Bí thư Huyện ủy Thạch Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các văn bản tổ chức quán triệt, thực hiện từng nội dung sát với nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.
Thủ tướng cho biết trong số 80 công trình, dự án được khởi công, khánh thành dịp Kỷ niệm 80 Quốc khánh này có Trung tâm Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh và cầu Tứ Liên (Hà Nội).