(Baohatinh.vn) - Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhà thờ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà; nằm về phía đối diện cổng vào Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng. Nhà thờ Lý Tự Trọng được phục chế và hoàn thành xây dựng vào năm 1995, được dựng ngay trên nền đất ngôi nhà cũ của cụ Lê Hữu Đạt (thân phụ anh Lý Tự Trọng) với tổng diện tích đất nhà và vườn gần 800m2 ; trong đó diện tích nhà thờ 150m2. Nhà thờ được làm bằng gỗ lim 3 gian và là nơi thờ tự của anh Lý Tự Trọng cùng hai thân sinh là cụ ông Lê Hữu Đạt và cụ bà Nguyễn Thị Sờm. Trong đó, gian giữa là nơi đặt bàn thờ anh Lý Tự Trọng; gian bên trái đặt bàn thờ hai cụ thân sinh và bàn thờ thần linh; gian bên phải là nơi tiếp khách.
Trên các bàn thờ, ngoài những vật dụng cần thiết như đài thờ, ấm chén, lư hương, bức ảnh của người được thờ... còn có 3 bức tượng gỗ tạc hình ảnh anh Lý Tự Trọng tay đang cầm cuốn sách và hình ảnh hai cụ thân sinh. Điều đặc biệt, đây là bức tượng gỗ được sơn màu do chính em trai anh Lý Tự Trọng là Lê Hữu Đại tạc nên và hoàn thiện.
Trong nhà thờ còn lưu giữ bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Lý Tự Trọng và ảnh các anh chị em của anh.
Bao quanh ngôi nhà là những hàng cây xanh mát, trong đó có cây khế được chiết từ cây khế mẹ do Bác Hồ trồng tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan) - nơi sinh anh Lý Tự Trọng.
Cây khế này được Tỉnh đoàn Hà Tĩnh mang về trồng từ năm 2003. Nhà thờ hiện do con cháu dòng họ Lê Hữu ở xã Việt Tiến (Thạch Hà) chăm sóc, hương khói mỗi ngày. Hằng năm, vào ngày 21/11 dương lịch, con cháu trong dòng họ đều về đây làm lễ giỗ anh Lý Tự Trọng. (Trong ảnh: ông Lê Hữu Công - người gọi anh Lý Tự Trọng là bác ruột mỗi ngày đều đến dọn dẹp nhà thờ). Nhà thờ Lý Tự Trọng không chỉ là nơi thờ tự và lưu giữ truyền thống cách mạng của gia đình anh Lý Tự Trọng, của dòng họ Lê mà còn là điểm đến giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho du khách nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. (Trong ảnh: Các em học sinh Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, Thạch Hà, Hà Tĩnh viết sổ lưu niệm khi đến thăm nhà thờ). Tháng 10/2004, với những ý nghĩa lịch sử và giá trị văn hóa, UBND tỉnh đã quyết định xếp hạng "Nhà thờ Lý Tự Trọng" là di tích cấp tỉnh, thành phố.
Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng sinh ngày 20/10/1914 ở Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan); quê ở xã Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thân phụ là Lê Hữu Đạt và mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước và sớm giác ngộ cách mạng.
Năm 1925, Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 thiếu nhi Việt Kiều được chọn sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng Thanh niên Cộng sản Đoàn. Sau khi đến Quảng Châu, Lê Hữu Trọng được Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Lý Tự Trọng cùng họ Lý với bí danh của Bác Hồ hồi đó là Lý Thụy.
Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.
Chủ trương sắp xếp 5 tổ chức chính trị - xã hội, 30 tổ chức hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và các hội quần chúng khác về trực thuộc MTTQ Việt Nam vừa được Trung ương thống nhất.
Nghị quyết 05 của Liên đoàn Lao động tỉnh xác định sẽ tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh trở thành cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao.
400 đoàn viên thanh niên TP Hà Tĩnh đã tích cực thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường tại bãi biển Thạch Hải nhằm hưởng ứng chiến dịch làm sạch biển.
Chương trình tình nguyện “Tháng Ba biên giới”, "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tại Hà Tĩnh đã hỗ trợ thanh, thiếu nhi, người dân vùng khó khăn với tổng nguồn lực hơn 200 triệu đồng.
Thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần giáo dục thanh thiếu nhi Hà Tĩnh về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, truyền đi thông điệp về lòng tự hào dân tộc, khát vọng xây dựng và phát triển quê hương đất nước.
Các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa được tuổi trẻ Hà Tĩnh triển khai góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, sức khỏe con người.
Thời gian tới, Hội Luật gia Hà Tĩnh tiếp tục xác định rõ mục tiêu: phát huy tinh thần “Luật gia Việt Nam đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển, hướng về cơ sở”.
Với chủ đề “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”, Tháng Công nhân năm 2025 sẽ gắn với “Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động”, tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu, triển khai chương trình “Công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới”...
Khảo sát kỹ nhu cầu của các hộ dân để lựa chọn phương thức hỗ trợ thiết thực, phù hợp, hội chữ thập đỏ các cấp ở Hà Tĩnh đang chung tay triển khai hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Hiện nay, thời gian làm việc, sinh hoạt của nhiều người lao động chủ yếu diễn ra ở công ty, vì vậy, chất lượng bữa ăn ca ngày càng được các doanh nghiệp Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng.
Thiếu nhi Hà Tĩnh tiếp tục thi đua học tập, làm theo lời Bác Hồ dạy, cùng thiếu nhi cả nước đóng góp công sức nhỏ bé của mình xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Các video, clip không chỉ được đầu tư kỹ lưỡng về nội dung, hình ảnh, âm thanh mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, niềm tự hào của thiếu nhi Hà Tĩnh với truyền thống quê hương.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng mong muốn tuổi trẻ Hà Tĩnh phát huy tài năng, trí tuệ, là lực lượng xung kích góp sức cùng tỉnh nhà thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ.
Công tác kiểm tra, giám sát của Công đoàn Hà Tĩnh đã góp phần phát hiện, phòng ngừa các hành vi vi phạm; bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Các phong trào thi đua Tháng Thanh niên 2025 đã tạo được sức lan toả sâu rộng, là cơ hội để tuổi trẻ Hà Tĩnh góp sức dựng xây quê hương, đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ là sự kiện được thiếu nhi Hà Tĩnh rất mong chờ bởi đây là dịp để tôn vinh những thành tích xuất sắc của các em trong học tập, rèn luyện và hoạt động công tác Đội.
Thanh niên là lực lượng gánh vác sứ mệnh lịch sử, hiện thực hóa giấc mơ hùng cường, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
Chương trình phối hợp giữa Công an tỉnh và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” đã góp phần khích lệ học sinh Hà Tĩnh thi đua học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên xuất sắc.
Ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe - Tiến bước lên Đoàn” tại Hương Sơn (Hà Tĩnh) tạo sân chơi lành mạnh để thiếu nhi giao lưu, tham gia hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao.
Đóng chân nơi tập trung đông doanh nghiệp, lao động, việc thành lập công đoàn cơ sở là thuận lợi nhưng cũng là thách thức không nhỏ của Công đoàn Các khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Chủ nhật xanh là dịp để tuổi trẻ Hà Tĩnh phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường.
Ngày đoàn viên được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi, góp phần nâng cao vai trò của tổ chức đoàn đồng hành với thanh niên công nhân, người lao động trên địa bàn Hà Tĩnh.
Ngày tình nguyện góp phần thực hiện hiệu quả phong trào cải cách hành chính, phát huy vai trò của tuổi trẻ Hà Tĩnh trong tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, đơn vị.
Việc triển khai các hoạt động chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ sẽ giúp thiếu nhi Hà Tĩnh rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, trở thành con ngoan, trò giỏi.