Tháng 10, Bắc Bộ và Trung Bộ vẫn có khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ

Dự báo từ nay đến giữa tháng 10, Khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ vẫn xảy ra nắng nóng cục bộ, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, có nơi cao hơn.

Nhiều nơi ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 21/8 - 20/9/2023, trên cả nước đã xảy ra 5 trận dông, lốc, sét, 3 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng như sau: Từ ngày 22 - 27/8 có nắng nóng và nắng nóng gay gắt tại khu vực Trung Bộ; từ 02 - 03/9 có nắng nóng tại các tỉnh Thanh Hóa đến Bình Định; từ 05 - 07/9 có nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, trong đó Bắc Bộ xảy ra nắng nóng gay gắt diện rộng trong 2 ngày 06 - 07/9.

Tháng 10, Bắc Bộ và Trung Bộ vẫn có khả năng xảy ra nắng nóng cục bộ

Dự báo từ nay đến giữa tháng 10, miền Bắc vẫn còn nắng nóng cục bộ.

Trong thời kỳ 21/8 - 20/9/2023, một số nơi đã quan trắc được giá trị nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày vượt giá trị lịch sử trong cùng thời kỳ. Những địa phương ghi nhận giá trị nhiệt độ cao gồm Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh), Lào Cai, Lục Yên (Yên Bái), Bắc Quang (Hà Giang), Đồng Văn (Hà Giang), Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Hữu Lũng (Lạng Sơn), Đình Lập (Lạng Sơn), Hà Đông (Hà Nội), Chí Linh (Hải Dương), Sầm Sơn (Thanh Hóa), An Nhơn (Bình Định), Phan Rí (Bình Thuận) với nhiệt độ cao nhất ghi nhận được là 38,2 độ C tại Lào Cai.

Giai đoạn này, nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm, riêng ven biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, khu vực Nam Trung Bộ và phía Bắc Tây Nguyên phổ biến cao hơn từ 1,0-1,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ cuối tháng 8 đến nay cũng đã xuất hiện nhiều ngày mưa diện rộng, cụ thể: Từ ngày 23 - 28/8, 8 - 19/9 tập trung chủ yếu tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, riêng tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ trong một tháng qua vẫn xảy ra nhiều ngày có mưa dông diện rộng. Tổng lượng mưa tại hầu hết các khu vực trên cả nước phổ biến thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 20-50%, có nơi thấp hơn. Riêng khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ và một số nơi ở Tây Nguyên và Nam Bộ có tổng lượng mưa cao hơn phổ biến ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20-40%, có nơi trên 50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ nay đến giữa tháng 10 sẽ có 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới

Ông Nguyễn Đức Hòa, cho biết, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ 21/9 - 20/10/2023 cho thấy nhiệt độ trung bình khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 0,5-1,0 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, có nơi cao hơn. Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ phổ biến ở mức cao hơn khoảng 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Tổng lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ dưới và có nơi thiếu hụt từ 20-30% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Trong khi đó, các khu vực khác có tổng lượng mưa phổ biến xấp xỉ trên và có nơi cao hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ từ 20-30%.

Trong thời kỳ từ 21/9-20/10/2023, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.

Về tình hình nắng nóng, ông Nguyễn Đức Hòa cho biết từ nay đến giữa tháng 10, trong thời kỳ dự báo, trên các khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng vẫn có khả năng xảy ra cục bộ. Các đợt mưa vừa, mưa to vẫn tiếp tục có khả năng xảy ra tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Hiện tượng mưa dông lốc, sét vẫn có khả năng xuất hiện trên phạm vi toàn quốc.

Cảnh báo, nắng nóng vẫn tiếp tục có khả năng xuất hiện (mặc dù sẽ giảm về cường độ và phạm vi) và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời cũng như nguy cơ cháy nổ. Trong thời kỳ này, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh sẽ gây gió mạnh và sóng lớn trên các vùng biển thuộc Biển Đông, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng hải và đánh bắt hải sản trên biển của bà con ngư dân. Ngoài ra, trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa lớn, dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng đến sản xuất và các hoạt động dân sinh.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.