Tháng năm hồng trên quê hương Tùng Ảnh

(Baohatinh.vn) - Tùng Ảnh - quê hương đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, là vùng đất có truyền thống văn hóa và cách mạng từ bao đời. Trong công cuộc đổi mới, Tùng Ảnh tiếp tục sáng lên nhờ sự đoàn kết, đồng thuận từ ý Đảng, lòng dân.

Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2015)

Hồn người gắn mãi cùng đất quê

Chúng tôi về Tùng Ảnh, thắp nén nhang tri ân vong linh đồng chí Trần Phú trong không khí cả nước đang náo nức chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc đang vang vọng bài ca thống nhất. Dường như càng hiểu giá trị lịch sử chiến thắng dân tộc bao nhiêu, người Việt Nam lại càng tìm về cội nguồn bấy nhiêu. Một người đến từ Sài Gòn mà tôi gặp tại khu mộ Trần Phú bảo: “Hồi đồng chí Trần Phú hy sinh và di hài nằm tại Nghĩa trang Chợ Quán (Sài Gòn), bọn tôi tuy ở gần nhưng chẳng thể biết được. Sau khi di hài đồng chí được đưa về quê an táng thì dầu xa mấy, tôi cũng đến thăm”. Người ấy kể, thuở nằm trong ấp chiến lược, ông được đọc bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” (Tố Hữu), còn bây giờ, đứng trước vòng khói hương, ông lại đọc: Những hồn Trần Phú vô danh/ Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn.

Đường về Tùng Ảnh. Ảnh: Thanh Hoài

Đường về Tùng Ảnh. Ảnh: Thanh Hoài

Tháng năm, bầu trời Tùng Ảnh bồng bềnh mây trắng. Đứng trên núi Quần Hội nhìn xuống, cả làng Tùng Ảnh thu gọn trong tầm mắt, dờn dợn sắc xanh. Tháng năm, mộ Tổng Bí thư nắng phủ nhiều hơn. Những giọt nắng long lanh như tái hiện một thời huy hoàng, oanh liệt của Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Tổng Bí thư Trần Phú sinh ngày 1/5/1904, lên 10 tuổi, đồng chí mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải rau cháo qua ngày, nhưng vẫn miệt mài đèn sách từ lớp vỡ lòng đến Trường Quốc học Huế. Sau khi đỗ đầu kỳ thi Thành chung (năm 1922), đồng chí trở thành thầy giáo dạy học Trường Cao Xuân Dục (thành phố Vinh). Người thanh niên ấy khi “mặt trời chân lý chói qua tim”, được tiếp cận và trở thành học trò xuất sắc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng. Mặc dù, bị địch bắt giam tại Sài Gòn, bị tra tấn dã man, bệnh tật hành hạ nhưng trái tim đồng chí vẫn sáng rực ngọn lửa cách mạng. Đồng chí Trần Phú đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 27 tuổi với câu nói bất hủ: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!”.

Rời khu mộ, tôi theo dòng người tới tham quan nhà lưu niệm Trần Phú. Nhà lưu niệm giờ đã được chỉnh trang, trùng tu, thể hiện được cốt cách khiêm tốn, mẫu mực của đồng chí Trần Phú lúc sinh thời. Khu lưu niệm nằm cận kề quần thể các gia đình nông dân “một nắng, hai sương”. Mùa này, hương bưởi, hương chanh cũng theo gió về hòa cùng hương hoa đại trước sân nhà, phảng phất bay lên bàn thờ. Nhiều cây trồng xung quanh khu lưu niệm, giờ đã sum suê, bóng chim khẽ khàng chuyền cành, vui hót. Trong phòng trưng bày hơn 200 hiện vật, những kỷ vật về thân thế và sự nghiệp của vị Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng làm xúc động hàng vạn lượt khách tham quan, từ bộ quần áo cũ, chiếc gối gỗ kê đầu đến bộ ấm chén pha trà giản dị, tấm ảnh trẻ trung, hồn nhiên thuở du học tại Trường Đại học Phương Đông. Kỷ vật linh thiêng nhất là “Bản luận cương chính trị của Đảng” do đồng chí Trần Phú khởi thảo năm 1930, trải qua bao biến cố lịch sử và thời gian, đến nay vẫn còn tươi nét mực.

Tùng Ảnh thỏa nguyện lòng Người

Người dân Đức Thọ tự hào với con sông La nên thơ, nên nhạc bao nhiêu thì lại càng tự hào về làng Tùng Ảnh bấy nhiêu. Nơi đây, ngày xưa có nghề truyền thống nổi tiếng ươm tơ, dệt lụa: dâu xanh biếc sông La, lụa óng vàng Châu Phong với người con gái đẹp có đôi tay vàng dệt lụa. Tùng Ảnh nổi danh cả nước về truyền thống hiếu học, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Xã Tùng Ảnh sau khi hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, người dân không chỉ phấn khởi, say sưa với công việc đồng áng mà họ nhận thức sâu sắc, nhuần nhuyễn hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Bài học thành công trong xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế bền vững, đó là từ cán bộ cấp ủy, chính quyền xã đến trưởng thôn đều luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu tâm tư, ước nguyện của người dân. Chỉ một sơ suất nhỏ, nhưng khi được bà con góp ý, cán bộ đã kịp thời sửa chữa. Chưa có làng nào có nếp sống kỷ cương, dân chủ và tôn thượng pháp luật như Tùng Ảnh.

Một góc làng Tùng Ảnh

Một góc làng Tùng Ảnh

Tùng Ảnh là xã có diện tích khá lớn của huyện Đức Thọ với 912 ha, trong đó, đất canh tác 418 ha; hơn 7.300 nhân khẩu. Một vùng đất dưới chân đê sông La, từ thuở con tằm biết ăn lá dâu để dệt nên áo lụa Hạ tới bây giờ vẫn là đất trồng lúa, ngô, rau, đậu... Từ nông nghiệp, Tùng Ảnh mạnh dạn phát triển tiểu thủ công nghiệp, TM-DV, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, rồi huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH.

Nếu hạt thóc trải năm nắng, mười mưa, thì người cán bộ cũng trải bao sự cọ xát dày dạn từ thực tiễn. Một cán bộ xã Tùng Ảnh tâm sự: “Việc gì cũng vậy, khi đối thoại với dân, mình phải kiên trì thuyết phục, phân tích thấu tình, đạt lý. Việc gì dân chưa làm được, cán bộ phải gương mẫu làm trước để dân tin và làm theo”. Chính nhờ công tác “dân vận khéo”, Tùng Ảnh đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, đầu tư thâm canh áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, tập trung chỉ đạo sản xuất giống chủ lực xuân muộn, loại bỏ trà xuân sớm, giảm dần xuân trung. Hàng trăm ha lúa đã cho năng suất hơn 10 tấn/ha. Toàn xã hiện có 85 mô hình kinh tế chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản kết hợp 16 mô hình kinh tế gia trại: cá, lúa, vịt, 1 mô hình chăn nuôi gà với quy mô 10 ngàn con/lứa, 3 mô hình chăn nuôi bò zê-bu với số lượng 10 con/hộ, 68 mô hình nuôi lợn từ 10-30 con/lứa. 5 năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 179 tỷ đồng, trong đó, tỷ trọng chăn nuôi 104 tỷ đồng.

Ông Lương Xuân Cung - một cựu giáo chức cho biết: “Cái hay của Tùng Ảnh là xây dựng nông thôn mới thành công, nhưng không phá vỡ những nét đẹp trong không gian văn hóa làng, từ hàng rào cây xanh trước ngõ đến những ngôi chùa, đền hay dấu tích di chỉ của người xưa. Nông thôn mới là bức tranh toàn bích và khoa học”. Nhắc tới Tùng Ảnh là nhớ đến chuyện chăm lo sự nghiệp văn hóa, giáo dục. Không năm nào Tùng Ảnh không có học sinh giỏi tỉnh; nhiều năm có học sinh giỏi quốc gia; hàng năm, có tới trăm em đậu đại học, cao đẳng. Mỗi gương hiếu học, vượt khó đều được cấp ủy, chính quyền động viên kịp thời. Hiện Tùng Ảnh đã xây dựng được quỹ khuyến học với số tiền 950 triệu đồng.

Về thăm quê hương đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng trong tháng năm hồng, tôi như được bồi đắp niềm tin trước những con đường thênh thang rộng mở, trước những ngôi nhà mới khang trang và ánh mắt của các em nhỏ đang ấp ủ khát vọng tương lai.

Chủ đề Sự kiện

Đọc thêm

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi, tự sửa

Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thực tiễn đất nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng có nhiều phát biểu chỉ đạo, thể hiện sự trăn trở, quyết tâm chính trị của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Mỗi thanh niên Hà Tĩnh là một "đại sứ" du lịch

Không chỉ linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện các công trình, phần việc, thanh niên Hà Tĩnh còn tích cực tích lũy kiến thức nhằm hướng tới mục tiêu trở thành những hướng dẫn viên, “đại sứ” du lịch.
Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vì sao là Vĩ tuyến 17?

Vĩ tuyến 17 - nơi ghi dấu nỗi đau chia cắt Nam-Bắc gần 21 năm cũng là nơi tỏa sáng niềm tin bất diệt vào hòa bình, thống nhất của lịch sử đấu tranh bất khuất trước thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc Việt Nam. Vì sao vĩ tuyến 17 lại được lựa chọn để gánh vác một phần lịch sử bi hùng của đất nước? Lật lại những trang lịch sử Ngoại giao Việt Nam, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự lựa chọn này của lịch sử 70 năm về trước.
Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Danh dự của người đảng viên và sự thức tỉnh, cảnh tỉnh

Người sống có liêm sỉ, danh dự là người trung hiếu, tiết nghĩa. Đó là nền tảng đạo đức của con người chân chính. Đối với người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, liêm sỉ, danh dự lại càng phải luôn luôn được coi trọng.
Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết, với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất'

Nhớ lại lời căn dặn tâm huyết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí đã vào cõi vĩnh hằng, mỗi cán bộ đảng viên hãy biến nhận thức thành hành động cách mạng thiết thực, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, ảnh hưởng càng rộng thì việc giữ gìn danh dự, uy tín cho mình, cho Đảng càng có ý nghĩa quan trọng.
Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Danh sách Ban Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm Trưởng ban Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.
Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm những lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần về thăm và làm việc tại Hà Tĩnh. Khi còn là lãnh đạo ở huyện Can Lộc, rồi ngành VH-TT&DL tỉnh, tôi được phép nhiều lần tham gia đón tiếp, gần gũi Tổng Bí thư. Mỗi lần gặp như thế đều để lại trong tôi những kỷ niệm đẹp...