Thế giới tương lai: Mỹ “nuốt” Tây Âu, nhà nước biến mất?

Một nhà sử học Nga cho rằng, thế giới sẽ có nhiều biến động khi Chủ nghĩa Tư bản khủng hoảng, Mỹ nuốt chửng Tây Âu, các Nhà nước biến mất.

Chủ nghĩa Tư bản đang khủng hoảng sâu sắc

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga "Komsomolskaya Pravda", nhà sử học và nhà xã hội học nổi tiếng Andrey Fursov, tác giả của hơn 200 công trình khoa học, Viện sĩ Viện Hàn lâm Quốc tế (Innsbruck, Áo) đã dự đoán một tương lai vô cùng ảm đạm đối với phương Tây.

Nói về triển vọng phát triển thế giới phương Tây trong điều kiện hiện nay, nhà sử học Nga cho rằng, phương Tây đang trải qua một giai đoạn đầy chấn động khi lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, dân số lão hóa, dòng người di cư không thể kiểm soát nổi, nguy cơ khủng bố đang gia tăng.

Theo ông Fursov, cuộc đọ sức giữa Mỹ và Tây Âu ảnh hưởng đến phần lớn những quá trình đang diễn ra trong thế giới đương đại.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến toàn cầu, đằng sau Hoa Kỳ và các nước Tây Âu có các lực lượng đa quốc gia, bao gồm các ngân hàng, các tập đoàn, các hiệp hội và những ổ nhóm đằng sau nó.

Thời đại hiện nay trong lịch sử châu Âu được bắt đầu kể từ cuộc Cách mạng Pháp những năm 1789-1799 đến nay sắp kết thúc và hiện nay phương Tây cần đến những hình thức mới.

Trên thực tế một xã hội dựa trên những lý tưởng thị trường tự do, dân chủ, nhân quyền hiện nay đã chết. "Chủ nghĩa tân tự do" và "Chiến lược các nhóm thiểu số" (dân tộc, tình dục, tôn giáo…) đã xuất hiện để đưa tương lai của phương Tây đến bên bờ vực thẳm.

Và những hiện tượng như "cuộc khủng hoảng di cư" là những sự kiện tất yếu phải diễn ra để đẩy phương Tây vào vực thẳm này.

Theo nhà sử học Nga, quan điểm lạc quan về hệ thống tư bản chủ nghĩa dường như có thể dẫn đến tiến bộ xã hội là vô căn cứ. Tất cả những hiện tượng này thể hiện tất cả các đặc trưng của một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.

the gioi tuong lai my nuot tay au nha nuoc bien mat

Nhà sử học Nga đưa ra dự đoán u ám cho thế giới phương Tây khi Mỹ nuốt chửng Tây Âu (Ảnh minh họa)

Mỹ sẽ nuốt chửng Tây Âu và Đông Á

Trên thực tế, ngoài Hoa Kỳ và các đồng minh giàu có của họ còn có các nước như Haiti, Zambia, Philippines và nhiều quốc gia khác mà chủ nghĩa tư bản đã không đem lại gì cho người dân ngoài đau khổ và sự suy thoái.

Chủ nghĩa tư bản không chỉ là một nhóm nước giàu có và siêu giàu, mà còn chứa đựng một “vành đai ngoại vi nghèo” với diện tích rộng lớn.

Theo số liệu năm 2015, 14% dân số thế giới, tức là 830 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, với mức thu nhập 1,25 USD/ngày; khoảng 30% chỉ có 2 USD/ngày.

Chủ nghĩa tư bản đã sống hết đời, và trong 40-50 năm tới, giới thượng lưu của giai cấp tư bản thế giới sẽ buộc phải xóa bỏ hệ thống này.

Vậy các nhóm cai trị thế giới đang chuẩn bị tương lai nào? Theo nhà sử học Nga, họ đang lập kế hoạch thay thế hệ thống tư bản bằng một hệ thống phân phối cứng rắn, kiểm soát các nguồn tài nguyên trên hành tinh, kiểm soát tâm trí và hành vi của con người, và có thể còn tạo ra một loại người khác.

Ngay hiện nay chúng ta đang chứng kiến cuộc đấu tranh vì tương lai, đây không chỉ là một cuộc chiến tranh xã hội của người giàu và người nghèo đang ngày càng tăng trên thế giới, mà còn cuộc đấu tranh trong tầng lớp chóp bu.

Cuộc chiến quan trọng nhất là cuộc đấu tranh của các ngân hàng và các tập đoàn Mỹ vì sự tồn tại, vì tương lai, mà để giành phần thắng cần phải nuốt chửng các nền kinh tế của Tây Âu và một số nước Đông Á.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.