(Baohatinh.vn) - Số học sinh, số lớp học tiếp tục tăng lên trong khi số lượng giáo viên không được bổ sung tương ứng đã khiến cho thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thiếu hụt giáo viên (GV) trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai các nhiệm vụ dạy và học của các trường trong năm học mới 2017 - 2018.
Thiếu hụt cả 3 cấp
Là trường nằm trong đề án xây dựng trường trọng điểm của thị xã nhưng Tiểu học Kỳ Phương vẫn rơi vào tình trạng thiếu GV đứng lớp. Theo đó, năm học 2017 - 2018, Kỳ Phương có hơn 600 học sinh được chia thành 20 lớp. Tuy nhiên, hiện nay, số GV văn hóa đứng lớp chỉ mới 17 người, thiếu 3 GV.
Ở bậc tiểu học, nếu theo thông báo của Sở Nội vụ thì hiện thị xã còn thiếu 59 người
Thầy Trương Công Sơn - Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Nếu theo quy định của Sở GD&ĐT, tỉ lệ GV đứng lớp phải đạt 1,42 người thì trường còn thiếu 6 người, còn theo quy định của Bộ GD&ĐT về việc đảm bảo tỉ lệ GV dạy học 2 buổi/ngày thì trường còn thiếu 8 GV. Từ nay đến ngày khai giảng, nếu không thuê được GV làm việc ngắn hạn thì nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí GV đứng lớp.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự là Trường Tiểu học Kỳ Long. Theo thầy Lê Minh Châu - Hiệu trưởng nhà trường thì năm học 2017-2018, trường có 19 lớp nhưng hiện nay chỉ có 16 GV văn hóa đứng lớp. Để đảm bảo kế hoạch dạy và học, trường đã phải thuê 3 GV dạy ngắn hạn về đứng lớp, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Thầy Nguyễn Hữu Sum - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Kỳ Anh:
So với các địa phương trong tỉnh, thị xã Kỳ Anh hiện là địa phương thiếu hụt GV trầm trọng nhất. Đối với bậc tiểu học, theo quy định của tỉnh về tỉ lệ GV đứng lớp là 1,42 thì tại thị xã chỉ mới đạt 1,16, còn thiếu 72 GV. Còn theo Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT thì địa phương thiếu 92 GV.
Đối với bậc THCS, hiện nay, thị xã còn thiếu 24 GV ở các bộ môn Sinh, Hóa, Ngoại ngữ, Toán, Lý; riêng Sinh, Hóa thiếu 10 GV. Ở bậc mầm non, tỉ lệ GV trên lớp chỉ đạt 1,39 người/lớp, trong khi theo tỉ lệ của tỉnh là 1,79 người/lớp.
Cần có giải pháp lâu dài
Trước tình trạng thiếu hụt GV trầm trọng, để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong năm học mới, TX Kỳ Anh đã có nhiều văn bản xin tỉnh chủ trương tuyển dụng bổ sung GV nhưng đến nay vẫn chưa nhận được hồi đáp.
Việc thiếu hụt giáo viên nghiêm trọng đang ảnh hưởng lớn đến kế hoạch dạy học của thị xã Kỳ Anh
Ông Phan Duy Vĩnh - Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết: Trước khi bước vào năm học mới, UBND thị xã đã chỉ đạo ngành giáo dục rà soát đội ngũ cán bộ, GV trên địa bàn. Trên cơ sở đó để có sự điều chuyển, phân công phù hợp nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt GV nghiêm trọng. Mặt khác, để đảm bảo số lượng GV đứng lớp trong bối cảnh tỉnh chưa có chủ trương tuyển bổ sung GV thì UBND thị xã đã phải cho các trường thuê GV dạy tạm thời, ngắn hạn. Thị xã sẽ hỗ trợ một phần ngân sách để các trường chi trả kinh phí, nhằm đảm bảo tối tiểu nhu cầu dạy và học cho các trường.
Tuy nhiên, theo thầy Trương Công Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Phương thì việc thuê GV dạy tạm thời cũng không hề dễ dàng do quy trình thực hiện phức tạp, công việc tạm thời, chế độ lại thấp. Việc thiếu hụt GV nghiêm trọng đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch dạy và học vào đầu năm học mới. Trong bối cảnh nguồn ngân sách của thị xã hết sức eo hẹp thì việc thuê GV dạy tạm thời chỉ là giải pháp tình thế.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức Hà Tĩnh quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, phấn đấu trở thành trường chất lượng cao, có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.
Sinh hoạt chuyên môn là dịp để các giáo viên ở Hà Tĩnh trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Cô giáo Phan Thị Nga - Trường Mầm non thị trấn Phố Châu (Hương Sơn) là 1 trong 3 nhà giáo của Hà Tĩnh được vinh danh Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương năm 2024.
"Không có thành công nào dành cho người hời hợt và không tập trung vào mục tiêu của mình", Nguyễn Thái Bảo - nam sinh đầu tiên của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đạt IELTS 8.5 chia sẻ.
16 năm bám trường bám lớp, niềm vui của cô Trần Thị Bích Ngọc - Trường Mầm non Phú Gia (Hương Khê, Hà Tĩnh) là được thấy nụ cười của các em nhỏ trong mỗi buổi đến trường.
65 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Vinh ( Nghệ An) đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Chùm tác phẩm “Chủ trương nhân văn lan tỏa phong trào khuyến học” của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự là 1/59 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam năm 2024.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) đã khẳng định vai trò là lá cờ đầu của cấp THCS, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tỉnh nhà.
26 giáo viên làm tổng phụ trách đội sẽ trải qua 3 phần thi hấp dẫn tại Liên hoan Giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi cấp tỉnh do Tỉnh đoàn Hà Tĩnh và Sở GD&ĐT tổ chức.
Qua bài giảng của cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hải - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh), môn Toán không còn khô khan mà trở thành thử thách muốn chinh phục.
Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Kỷ niệm 40 năm thành lập Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh, nay là Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh) là dịp để các thế hệ học sinh trở về tri ân các thầy, cô giáo và nhớ lại quãng thời gian đẹp đẽ thời niên thiếu.
Hai cô giáo dạy mầm non và THPT, một thầy giáo dạy đại học của Hà Tĩnh vừa được Trung ương Đoàn tặng Giải thưởng "Nhà giáo trẻ tiêu biểu" cấp Trung ương lần thứ IV năm 2024.
Chương trình "Theo dấu chân Hải Thượng "do Trường THCS Phan Đình Phùng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cho các giáo viên, học sinh về sự nghiệp của Đại danh y.
Với tâm huyết, miệt mài của các thầy cô trong sự nghiệp “trồng người”, Trường THPT Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã từng bước vươn lên khẳng định mình bằng chất lượng giáo dục.
Trường Đại học Hà Tĩnh và Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác với mục tiêu gắn kết hoạt động, đào tạo và bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
Kết thúc tuần 8 Cuộc thi trực tuyến "Chung tay vì an toàn giao thông" trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hà Tĩnh có 1 học sinh đạt giải nhất, 2 học sinh đạt giải ba.
Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, đoàn Hà Tĩnh đạt 5 giải, trong đó có 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích.
Suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Lê Quảng Chí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã nỗ lực vượt khó, trở thành điểm sáng của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.
Dự án “Hành trình xanh - Tri thức số” sẽ mang lại tác động tích cực đối với hơn 800 cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Tiểu học và THCS Kỳ Hải (huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh).
Tăng cường tuyên truyền giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh là cách Trường THCS Nguyễn Tất Thành (Can Lộc, Hà Tĩnh) xây dựng trường học thân thiện.
Từ ngôi trường khó khăn buổi đầu thành lập, Trường THPT Lê Quảng Chí (TX Kỳ Anh) đã vươn lên trở thành một trong những điểm sáng của ngành Giáo dục Hà Tĩnh.
Phòng GD&ĐT Hà Tĩnh quán triệt về công tác dạy thêm, học thêm nhằm tạo điều kiện để học sinh có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu, sở thích cá nhân.
6 nhà giáo ở các trường nghề Hà Tĩnh đã chuẩn bị chu đáo giáo án, bài giảng, khai thác hiệu quả thiết bị giảng dạy, sẵn sàng tranh tài tại “sân chơi” giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.
Suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) đã nỗ lực vượt khó, vươn lên tốp đầu trong ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.