Thiếu kinh phí, truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số ở Hà Tĩnh chậm được triển khai

(Baohatinh.vn) - Đến thời điểm hiện tại, chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS ở Hà Tĩnh vẫn chưa được triển khai do chưa có kinh phí .

Thiếu kinh phí, truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số ở Hà Tĩnh chậm được triển khai

Dù công tác tuyên truyền vẫn được thực hiện nhưng không có dịch vụ KHHGĐ đi kèm nên hiệu quả vẫn không được như mong muốn (Ảnh: Cán bộ dân số xã Xuân Yên, Nghi Xuân tuyên truyền chính sách dân số tới người dân).

“Với ngành dân số Hà Tĩnh, đây là một năm đầy khó khăn khi nguồn chương trình mục tiêu y tế, dân số của trung ương dành cho tỉnh bị cắt hoàn toàn. Riêng đối với việc thực hiện chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ chăm sóc SKSS mỗi năm mất hẳn nguồn kinh phí khoảng 3 tỷ đồng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, địa bàn thực hiện chiến dịch bị thu hẹp”, anh Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng Truyền thông Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh cho biết.

Theo tinh thần Nghị quyết 221 ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh “Quy định một số chính sách về công tác dân số và phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030”, việc bố trí kinh phí được thực hiện theo phân cấp. Theo đó, ở các cấp huyện, xã nguồn kinh phí dành cho công tác dân số được bố trí tối thiểu 0,15% tổng chi ngân sách thường xuyên. Tuy nhiên đến nay, ở tất cả 13/13 huyện, thành, thị vẫn chưa triển khai được nội dung này.

Thiếu kinh phí, truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số ở Hà Tĩnh chậm được triển khai

Đội ngũ cán bộ Trạm y tế xã Kỳ Phú tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân.

Anh Võ Xuân Cảnh - Trưởng phòng DS/KHHGĐ - Trung tâm Y tế Vũ Quang cho biết: “Như những năm trước, đến cuối tháng 3, toàn tỉnh đã kết thúc đợt 1 chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Nay đã qua gần nửa tháng 5 nhưng mọi hoạt động của dân số hầu như “án binh bất động”. Hiện tại, công tác dân số vẫn cố gắng duy trì các biện pháp tuyên truyền vận động, tuy nhiên không có dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đi kèm, hiệu quả không thể đạt được như mong muốn”.

Anh Lê Nguyên Hiếu, Trưởng phòng Truyền thông - Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân cho biết: “Trung bình mỗi năm, chúng tôi thực hiện 2 đợt chiến dịch để đưa dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến với người dân ở 17/17 xã, thị trấn. Thế nhưng, năm nay chưa có kinh phí, chúng tôi cũng không thể biết được cấp nguồn bao nhiêu nên không thể ứng trước vật tư y tế cho chiến dịch".

Thiếu kinh phí, truyền thông lồng ghép dịch vụ dân số ở Hà Tĩnh chậm được triển khai

Chăm sóc sức khỏe sinh sản là nhu cầu của mọi người dân (Ảnh chụp tại xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên)

Khó khăn trong việc triển khai chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép dịch vụ KHHGĐ chăm sóc SKSS là một trong những nguyên nhân gia tăng tỷ lệ sinh con thứ 3 ở Hà Tĩnh. Số liệu thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh cuối tháng 3/2021 cho thấy, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Hà Tĩnh trong 3 tháng đầu năm là là 35,84%, tăng 1,86% so với với cùng kỳ năm trước.

Một số huyện có tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng đáng kể như: Vũ Quang 45,88%, tăng 9,65%; Nghi Xuân 35,25%, tăng 8,77%; Lộc Hà 41,33%, tăng 3,29%; Cẩm Xuyên 36,67%, tăng 0,76%...

Nguồn kinh phí bị cắt giảm nên năm nay, theo kế hoạch, chiến dịch truyền thông lồng ghép các dịch vụ dân số sẽ được thu hẹp và chỉ được thực hiện ở 50% số xã, phường (khoảng hơn 100 xã, phường). Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khiến ngành dân số càng khó khăn trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).