Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

(Baohatinh.vn) - Kinh phí bị cắt giảm, công tác tuyên truyền chưa làm thay đổi suy nghĩ của người dân về tập quán sinh nhiều con, Đề án Kiểm soát dân số vùng biển ở Hà Tĩnh (gọi tắt là đề án 52) khó đạt được mục tiêu đề ra.

Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

Người dân làng chài vẫn mang nặng suy nghĩ sinh nhiều con để có nguồn nhân lực lao động biển.

Lấy chồng từ thưở mười chín, hai mươi, đến nay, ở tuổi 35, chị Hoàng Thị Thao (xóm Phú Minh, xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh) đã có 3 người con. Đứa lớn nhất 15 tuổi, cháu bé nhất gần 1 tuổi, tất cả đều là con trai.

Thế nhưng, với suy nghĩ “ tam nam bất phú”, chị Thao vẫn nuôi ý định tiếp tục sinh con, dù chưa xác định sẽ sinh trong khoảng thời gian nào.

Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

Chị Thao (bên phải) vẫn mong muốn có thêm đứa con thứ 4

Gia đình chị Đào Thị Hà - láng giềng của chị Thao cũng đã có 4 con với đầy đủ “nếp, tẻ”. Cuộc sống còn vất vả nhưng vợ chồng đều rất hài lòng khi có đông con. Chị Hà cho biết: “Ở làng biển như chúng tôi, mọi người đều thấy rằng 3 con thì hơi ít mà 4 con thì vừa. Hầu hết các cặp vợ chồng trẻ ở đây đều sinh từ 3 con trở lên; đông con không chỉ có thêm nguồn nhân lực mà còn cho chúng tôi có thêm chỗ dựa khi về già”.

Huyện Kỳ Anh có 5 xã bãi ngang ven biển gồm: Kỳ Hải, Kỳ Khang, Kỳ Phú, Kỳ Thọ và Kỳ Xuân, được hưởng lợi từ Đề án Kiểm soát dân số vùng biển. Từ đề án, đội ngũ làm công dân số cơ sở đã đẩy mạnh tuyền thông, lồng ghép các chương trình nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cùng đó là tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản hằng năm.

Tuy nhiên, với những tập tục cố hữu của cư dân vùng biển, các gia đình vẫn có tư tưởng sinh đông con. Điều này lý giải vì sao trong khi mặt bằng chung về tỉ lệ sinh con thứ ba của toàn huyện Kỳ Anh là 34,9% thì các xã như Kỳ Khang tăng mức 44,4%, Kỳ Xuân mức 38,8%, Kỳ Phú 35,2%...

Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

Đội ngũ cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh kết hợp với chăm sóc SKSS-KHHGĐ cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ ở xã Kỳ Phú.

Ông Lê Văn Xuân - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh cho biết: “Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở Kỳ Anh là 34,5%, tăng 2,9% so với cùng kỳ. Trong số đó, có 22 đến 24% gia đình có con 1 bề là gái sinh trên 2 con, số còn lại đã có trai gái đầy đủ hoặc sinh con 1 bề là trai. Điều này cho thấy xu hướng sinh nhiều con đang được nhiều gia đình lựa chọn”.

Thực trạng này cũng diễn ra ở các làng biển ở Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân khi người dân vẫn còn nặng tâm lý muốn sinh nhiều con.

Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

Đội ngũ CTV dân số luôn bám sát địa bàn, linh động trong công tác tuyên truyền

Bác sỹ Nguyễn Xuân Từ - Trưởng Trạm y tế xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) cho biết: “Xã Cẩm Nhượng có những thôn, hầu hết gia đình có từ 4 đến 5 con, cá biệt có những cặp vợ chồng sinh từ 6 đến 7 con”.

Để góp phần hạn chế tình trạng gia tăng dân số, đặc biệt là tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, những người làm công tác dân số ở vùng biển đã bám địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Tại xã Xuân Yên (Nghi Xuân), việc tuyên truyền còn được chị em thực hiện linh động ngay những lúc đi chợ, tại bờ biển, nhưng hiệu quả vẫn chưa như mong muốn.

Chị Phan Thị Thêm - cộng tác viên dân số thôn Yên Ngư (xã Xuân Yên) cho biết: “Tuyên truyền là thế nhưng mô hình đông con vẫn được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn nên công tác dân số còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai chỉ đạt hơn 60% kế hoạch”.

Chuyện buồn ở những làng biển Hà Tĩnh: “Đa số quan niệm sinh 3 con còn... hơi ít”!

Chị Thêm (bìa phái) tuyên truyền về công tác dân số trên bãi biển thôn Yên Ngư, xã Xuân Yên

Năm cuối cùng của Đề án Kiểm soát dân số vùng biển giai đoạn 2009 - 2020 dần khép lại với nhiều khó khăn, thử thách. Đó là sự gián đoạn của chiến dịch CSSKSS-KHHGĐ trong thời điểm dịch Covid-19, là việc cắt giảm kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, trong đó có đề án 52 và những khó khăn sau sáp nhập các trung tâm dân số cấp huyện, thị, thành phố. Hà Tĩnh không thực hiện được mục tiêu từ năm 2015 đến năm 2020, có 72% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở các xã vùng biển thực hiện các biện pháp tránh thai.

Tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số 52/2009/QĐ-TTg về “Kiểm soát dân số vùng biển, ven biển và hải đảo giai đoạn 2009 - 2020”. Hà Tĩnh là một trong 28 tỉnh, thành trên cả nước có 45 xã được hưởng lợi từ đề án.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.