Thổ Nhĩ Kỳ ra “tối hậu thư” đòi Mỹ bàn giao 100 tiêm kích F-35

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã yêu cầu Mỹ bàn giao hơn 100 máy bay chiến đấu F-35, hoặc hoàn trả 1,4 tỉ USD mà Ankara đã đầu tư vào chương trình máy bay của Washington.

Thổ Nhĩ Kỳ ra “tối hậu thư” đòi Mỹ bàn giao 100 tiêm kích F-35

Chiến đấu cơ F-35. Ảnh: Không quân Mỹ

Theo hãng tin RT (Nga), trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 28/10, ông Cavusoglu cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã “làm rõ quan điểm của mình” về việc mua lại hệ thống phòng không S-400 của Nga và nhắc lại rằng họ đã bị “loại khỏi chương trình này một cách bất công”. Ông cũng kêu gọi Mỹ bàn giao các máy bay theo hợp đồng mà hai nước đã ký kết, hoặc trả lại toàn bộ số tiền mà Ankara đã đầu tư vào chương trình này.

“Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ hành động mà không có phương án thay thế. Nếu cần, chúng tôi có thể quay sang hợp tác với nước khác”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói và ám chỉ khả năng Ankara sẽ mua các chiến đấu cơ Su-35 hoặc Su-57 do Nga sản xuất, nếu Mỹ vẫn không giải quyết được thương vụ F-35.

Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mua máy bay chiến đấu F-35 do Tập đoàn vũ khí Lockheed Martin sản xuất, nhưng sau đó đã bị loại khỏi chương trình mua sắm đối tác đa quốc gia vào năm 2019 vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ankara đã chỉ trích quyết định trên và cho rằng đây là điều “không công bằng”.

Đầu tháng này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Washington đã đề xuất bán cho Ankara lô 40 chiếc chiến đấu cơ F-16 mới và gần 80 gói nâng cấp phi đội F-16 hiện có của nước này, để đổi cho khoản đầu tư vào chương trình F-35. Đầu tuần này, Erdogan cho biết ông sẽ xác nhận lời đề nghị đó với Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow.

Trong tuần này, một nhóm gồm 11 nghị sĩ của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cũng đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” với chính quyền Tổng thống Joe Biden về việc bán F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và tuyên bố rằng quốc hội sẽ ngăn chặn bất kỳ động thái nào như vậy. Bức thư của các nghị sĩ Mỹ nêu rõ “không thể làm tổn hại an ninh quốc gia” bằng cách bán vũ khí của mình cho một đồng minh của khối NATO nhưng lại “hành xử như một kẻ thù”.

Tổng thống Erdogan gần đây đã tuyên bố sẽ mua thêm các tổ hợp phòng không S-400 của Nga. Washington trước đó đã nhiều lần lên tiếng quan ngại về việc Moscow có thể sử dụng hệ thống S-400 để thu thập các thông tin mật về tiêm kích F-35 và khẳng định chúng không phù hợp với các hệ thống vũ khí của NATO. Tuy nhiên, Ankara cũng liên tục nhấn mạnh hệ thống S-400 sẽ được sử dụng riêng và không được tích hợp vào bất kỳ loại vũ khí nào của liên minh quân sự này.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc cho biết hai nước sẽ tiếp tục hội đàm để giải quyết thương vụ F-35. Trung tá Anton T. Semelroth, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc, cho hay giới chức quốc phòng cấp cao của cả hai nước đã gặp nhau để cùng “thảo luận về việc giải quyết các tranh chấp” trong thương vụ F-35 tại Ankara trong hôm 28/10. Theo ông Semelroth, các cuộc thảo luận đã diễn ra “hiệu quả”, thể hiện “cam kết” của Mỹ trong việc “giải quyết một cách tôn trọng” sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35 của mình.

Theo VNE

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.