Thông tin này được ông Alexander Mikheev, người đứng đầu Rosoboronexport cho biết: "Một số chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã được đào tạo tại Nga. Lô hàng còn lại sẽ được vận chuyển theo lịch trình mà các bên thỏa thuận, cũng trong thời gian đó chúng tôi sẽ tiến hành đào tạo các chuyên gia bảo trì và vận hành bộ phận chính của hệ thống.
Chúng tôi hiện đang đàm phán để tiếp tục hợp tác về vấn đề này, bao gồm cả việc tổ chức sản xuất các chi tiết phụ tùng riêng được cấp phép của hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ", hãng Sputnik dẫn lời tổng giám đốc Mikheev cho biết.
Bên trong nhà máy sản xuất S-400. |
Thông tin về việc Nga - Thổ sản xuất chung một số thành phần của S-400 tại Ankara cũng được phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov: "Không thể nói về việc sản xuất chung tất cả các bộ phận S-400, bởi đây là những loại vũ khí mới.
Nhưng, tất nhiên, chúng ta có thể nói về việc sản xuất một số thành phần. Công việc sản xuất một số thành phần này sẽ diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ", phát ngôn viên Nga nói.
Hiện chưa rõ Thổ sẽ được tham gia sản xuất những thành phần nào của S-400 nhưng theo nguồn tin từ trang Hurriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này sẽ sản xuất một số phần cứng của tổ hợp S-400 bao gồm: ống phóng kiêm ống bảo quả đạn tên lửa, vỏ tên lửa.
Cùng với đó một số linh kiện khác cũng được 2 nước sản xuất trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Không những vậy, Ankara còn sự tự sản xuất phiên bản nội địa của S-400 với sự trợ giúp của phía Nga.
Hệ thống phòng thủ mới này sẽ có định danh là Siper và được sản xuất theo nguyên mẫu S-400 với sự đồng ý của Nga. Hiện phía Nga vẫn chưa có bình luận chính thức nào với thông tin những thành phần được sản xuất và phiên bản Siper như báo Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải.
Tính đến ngày 25/7, Nga đã hoàn tất chuyển giao hệ thống S-400 đầu tiên cho Thổ và chuẩn bị thực hiện việc chuyển giao hệ thống S-400 thứ 2. Thương vụ S-400 được Nga - Thổ chính thức ký hợp đồng vào tháng 12/2017.
Bản hợp đồng đã bị Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ. NATO viện dẫn các lo ngại an ninh và cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của khối này.
Trong khi đó, Washington nhiều lần đe dọa Ankara bằng lệnh trừng phạt và cam kết loại nước này khỏi chương trình tiêm kích F-35. Bất chấp sự phản đối của phương Tây, Thổ Nhĩ Kỳ quyết không từ bỏ thương vụ này và bắt đầu tiếp nhận những thành phần đầu tiên của S-400 do Nga chuyển giao hôm 12/7.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu