Thứ 6 tuần này trình Bộ Chính trị phương án sắp xếp tỉnh, thành

Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp sẽ được Bộ Nội vụ hoàn thiện, báo cáo để Chính phủ trình Bộ Chính trị vào ngày 14/3.

Nhiệm vụ quan trọng này được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh tới từng cơ quan chuyên môn tại cuộc họp giao ban công tác tháng 3, ngày 11/3 của Bộ.

Nêu rõ đây là "nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu", Bộ trưởng Nội vụ yêu cầu tập trung cao độ để tham mưu cho Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương, Đảng ủy Chính phủ việc triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, chất lượng.

tphcm4-16512086615091761780817-16512794538561271403949.jpg
Ảnh minh họa

Hạn định cho từng đầu việc được xác định cụ thể. Trước hết, các cơ quan chuyên môn phải tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 7/3 để hoàn thiện tờ trình, đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh, cấp xã) bảo đảm đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và thực tiễn.

Bước tiếp theo, đề án sẽ được báo cáo Bộ Chính trị (lần 2) vào ngày 14/3 (thứ sáu tuần này) theo đúng yêu cầu tại Kết luận số 127.

Sau đó, cơ quan chủ trì tiếp tục tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư để hoàn thiện đề án, lấy ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, ban đảng Trung ương sau ngày 14/3.

Việc này cũng cần hoàn thành nhanh nhất để đảm bảo tiến độ Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao là các cơ quan liên quan hoàn thiện đề án trình Ban Chấp hành Trung ương trước ngày 7/4.

Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 11/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, "với cấp xã tới đây phải sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 xã".

Để chuẩn bị kỳ họp sắp tới, ông Mẫn cho hay thời gian kỳ họp này sẽ dài nhất, có thể khoảng 2 tháng, trong đó có dự kiến nghỉ 3 tuần.

"Vấn đề hiện nay được dư luận quan tâm là sắp xếp đơn vị hành chính. Phương án sáp nhập tỉnh nào vào tỉnh nào cũng là Quốc hội quyết định", ông Mẫn thông tin.

Đối với xã, huyện, theo ông Mẫn, Thường vụ Quốc hội quyết định nhưng sau khi Hiến pháp sửa đổi (theo Hiến pháp hiện nay chính quyền gồm 3 cấp là tỉnh, huyện, xã - PV) sẽ bỏ cấp huyện. Do đó, để sắp xếp đơn vị cấp tỉnh phải chủ động.

Ngoài ra, tại cuộc họp Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 11/3, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số, cần xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng...

Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa, và việc chọn trung tâm hành chính - chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, các tỉnh phải có quy mô dân số tối thiểu là 900.000 người trở lên (đối với tỉnh miền núi, vùng cao) và từ 1,4 triệu người trở lên (với các tỉnh, thành còn lại). Về diện tích, tiêu chuẩn đối với các tỉnh tối thiểu là từ 5.000km² trở lên. Các tỉnh miền núi, vùng cao tiêu chuẩn diện tích là 8.000km². Tiêu chuẩn về số đơn vị cấp huyện trực thuộc của đơn vị hành chính cấp tỉnh tối thiểu là 9 đơn vị trở lên.

dantri.com.vn

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Khi người trẻ ở Hà Tĩnh gánh vác việc thôn

Thời gian qua, tại các địa phương ở Hà Tĩnh, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành người “đứng mũi chịu sào” gánh vác công việc thôn. Với sự năng động, nhiệt huyết, những người trẻ làm cán bộ thôn đã thổi luồng sinh khí mới cho các hoạt động, phong trào ở cơ sở.
Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Trong thời gian từ ngày 6/5 đến ngày 5/6/2025, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Cử tri và nhân dân kỳ vọng, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế một cách toàn diện, tạo nền tảng cho bộ máy Nhà nước thực sự tinh- gọn- mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ lòng thành kính trước những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.