Thủ tướng: Bài học xương máu là phải di dời dân đến nơi an toàn

Thủ tướng yêu cầu không được để tình trạng chủ tàu, bè nuôi trồng hải sản ép buộc người lao động ở lại trên tàu, bè, dẫn đến thiệt mạng xảy ra như trước đây. Những vi phạm phải bị xử lý theo quy định pháp luật.

Trước diễn biến bão số 9 phức tạp và dự báo có thể cấp 12, giật cấp 13, sáng nay 26/10, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp trực tuyến với các bộ, ngành và một số tỉnh, thành phố miền Trung có nguy cơ bão đổ vào, chỉ đạo các biện pháp phòng, chống bão.

Thủ tướng: Bài học xương máu là phải di dời dân đến nơi an toàn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cứu người là quan trọng nhất - Nguồn ảnh: VGP

Ngay sau đó, Thủ tướng cũng đã làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia về công tác dự báo, đảm bảo thông tin nhanh và chính xác nhất đến các địa phương, người dân để có các biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai. Nhấn mạnh, bão số 9 rất mạnh, di chuyển nhanh, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, có phương án phòng, chống bão tốt nhất. Đặc biệt, tổn thất của đợt bão, mưa lũ vừa rồi khiến 130 người thiệt mạng và còn chưa khắc phục xong hậu quả, Thủ tướng chỉ đạo các địa phương phải có phương án sơ tán dân phù hợp, bảo vệ tính mạng nhân dân.

Có thể xảy ra lũ chồng lũ

Theo dự báo, đây là lần đầu tiên một cơn bão chưa vào Biển Đông nhưng đã được phát cảnh báo với cường độ cấp 12 – 13 và vùng ảnh hưởng có thể kéo dài cả Bắc – Trung – Nam. Với cường độ bão số 9 mạnh tương đương cơn bão Damrey năm 2017, rủi ro thiên tai cấp độ 4 có thể sẽ xảy ra.

Sau khi nghe các bộ, ngành báo cáo, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành địa phương đã nhận thức rõ nguy cơ lũ lụt và nhấn mạnh, cơn bão này có thể gây ra tình trạng lũ chồng lũ. Do đó, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là cập nhật dự báo chính xác nhất để thông tin đến các địa phương, bộ, ngành và nhân dân để thực hiện chỉ đạo cũng như ứng phó.

Đặc biệt nhấn mạnh, bão số 9 có thể gây thiên tai cấp độ 4 từ Nam Nghệ An trở vào, Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải đôn đốc kiểm tra thực hiện Công điện của Thủ tướng về ứng phó với bão số 9. Việc quan đầu tiên là Đài Khí tượng Thủy văn Trung ương, các đài khí tượng cả nước thường xuyên thông tin kịp thời, liên tục với các cấp các ngành để có phương án chủ động, kịp thời.

Thủ tướng: Bài học xương máu là phải di dời dân đến nơi an toàn

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia phát biểu tại cuộc họp.

Thủ tướng lưu ý, bão chồng bão, lũ chồng lũ là điều hết sức nguy hiểm khi đất, núi của các tỉnh miền Trung vừa rồi đã ngập sâu nhiều ngày trong mưa lũ. Do đó, với cơn bão số 9 này, mưa lớn có thể gây ra nguy cơ sạt lở đất và lũ về rất nhanh, cấp độ lớn.

Nêu thực tế có những ngọn núi sạt lở xa đến 1,6km, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan và phải có phương án di dời dân: “Thứ nhất là tình trạng lở đất ở miền Trung có thể xảy ra nên yêu cầu phương án di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Đây là kinh nghiệm rất xương máu, khi mưa liên tục thì có thể gây sạt lở núi. Thứ hai là ven sông, biển nơi bão đi qua có nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng nặng nề. Thứ ba là đảm bảo an toàn các hồ đập. Tình hình hồ đập ở các tỉnh miền Trung đã xuống cấp, đáng báo động, cần xả theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.”

Thủ tướng cho biết, theo dự báo thì giông lốc, gió bão mạnh có thể từ 27-28/10, nhất là tối 28 tình hình dự báo có thể nghiêm trọng, do đó, Thủ tướng yêu cầu đảm bảo an toàn cho người. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và người dân không được mất cảnh giác, thực hiện tốt nhất phương châm 4 tại chỗ. Nhất là đối với các địa phương Nam Trung bộ chưa từng có cơn bão lớn như thế này, ít kinh nghiệm chống bão, thì càng phải chủ động hơn.

Đặc biệt là phải có phương án di dời dân, kêu gọi tàu bè vào bờ, cương quyết đưa ngư dân lên bờ để khi bão đến không có ai ở dưới thuyền bè. Rút kinh nghiệm từ các cơn bão trước đây, có những chủ tàu, bè nuôi trồng hải sản nếu buộc người lao động ở lại trên tàu, bè, dẫn đến có người thiệt mạng, Thủ tướng yêu cầu không được để tình trạng này xảy ra. Những vi phạm phải bị xử lý theo quy định pháp luật.

Đi liền đó là chủ động sơ tán dân ở vùng thấp và ven biển, bởi đây là vùng có sóng lớn, ảnh hưởng đê bao, đê biển, nguy cơ rủi ro đến tài sản, tính mạng của nhân dân. Các địa phương cũng phải khuyến cáo người dân chèn, chống nhà cửa đảm bảo an toàn; theo dõi chặt chẽ các hồ, đập và có phương án xả đảm bảo an toàn, rút kinh nghiệm như điều tiết hồ Kẻ Gỗ vừa rồi có thời điểm chưa phù hợp.

Thủ tướng: Bài học xương máu là phải di dời dân đến nơi an toàn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại cuộc họp.

Dừng họp không cần thiết để chống bão

Thủ tướng yêu cầu lực lượng bộ đội, công an phải có phương án hỗ trợ nhân dân cả trước và sau bão. Trong đó phải sử dụng các phương tiện cần thiết, kể cả xe tăng hoặc trực thăng để cứu dân khi cần thiết. Sau bão lũ thì ngành điện phải sớm có phương án khắc phục các sự cố, sớm nối điện trở lại. Ngành giao thông phải đảm bảo thông suốt. Các địa phương phải đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho người dân.

Trong thời gian xảy ra bão đổ vào, Thủ tướng yêu cầu các địa phương dự báo bão đổ vào không tổ chức các sự kiện, hội nghị, cuộc họp không cần thiết để tập trung cho chống bão, lũ.

Thủ tướng cũng chỉ đạo các địa phương, bộ, ngành tiếp tục công tác cứu nạn cứu hộ, hỗ trợ người dân 5 tỉnh miền Trung vừa chịu hậu quả của mưa lũ vừa qua, tìm kiếm người mất tích trên cơ sở đảm bảo an toàn, không được để người dân màn trời chiếu đất.

Theo VOV

Đọc thêm

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Bất an với những tiệm thuốc tây... không phép

Theo quy định, buôn bán thuốc chữa bệnh là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, nhiều cơ sở kinh doanh thuốc tây ở Hà Tĩnh lại không giấy phép, không bán thuốc theo đơn...
Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Làm gì khi con "khủng hoảng" tuổi dậy thì?

Trẻ ở độ tuổi dậy thì với những thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý khiến không ít phụ huynh phải loay hoay với việc giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh trong giai đoạn “khủng hoảng” này.
Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Hà Tĩnh quan tâm giải quyết việc làm và sinh kế cho người khuyết tật

Với phương châm không để ai bị bỏ lại phía sau, thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể, các doanh nghiệp và cộng đồng xã hội ở Hà Tĩnh đã quan tâm hỗ trợ sinh kế, đào tạo, giải quyết việc làm, tạo điều kiện để người khuyết tật có môi trường làm việc an toàn, thu nhập ổn định; giúp họ tự tin vươn lên, hoà nhập cộng đồng.
Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Hơn 1 nghìn hộ dân ở thị trấn Nghèn mòn mỏi chờ nước sạch

Suốt nhiều năm qua, hơn 1 nghìn hộ dân ở các tổ dân phố K130, Vĩnh Phong, Hồng Quang, Hồng Hà, Sơn Thịnh thuộc xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) mòn mỏi chờ nước sạch, mặc dù trên địa bàn có nhiều nhà máy nước đóng chân.