Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, hướng tới mục tiêu “không giấy tờ"

(Baohatinh.vn) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản; bảo đảm xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng, hướng tới mục tiêu bộ, ngành, địa phương “không giấy tờ”

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử chủ trì hội nghị trực tuyến BCĐ Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương. Cùng dự có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, hướng tới mục tiêu “không giấy tờ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam tại hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Ảnh: (VGP/Quang Hiếu)

Theo báo cáo của Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử (gọi tắt là tổ công tác), để thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, ngày 7/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 17 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2025.

Việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử đã đạt được một số kết quả tích cực, đặc biệt đã có chuyển biến trong nhận thức về Chính phủ điện tử và quá trình triển khai hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ và 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; 100% các bộ, ngành và 32/63 địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, hướng tới mục tiêu “không giấy tờ

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Cùng với đó, sau gần 4 tháng triển khai Nghị quyết 17/NQ-CP, công tác xây dựng thể chế đã có những kết quả nhất định, các hệ thống thông tin quan trọng được khẩn trương nghiên cứu, xây dựng.

Đến nay, đã vận hành được một số hệ thống có ý nghĩa trong triển khai Chính phủ điện tử như: Trục liên thông văn bản quốc gia; hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ. Đồng thời, công tác bảo đảm an toàn, an ninh đã được nhận thức đầy đủ hơn và đã có những cải thiện tích cực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, hướng tới mục tiêu “không giấy tờ

Đại biểu điểm cầu Hà Tĩnh nghe báo cáo quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong thời gian qua.

Tại hội nghị, nhiều nội dung được các ban, ngành, địa phương tập trung thảo luận như việc triển khai những nội dung quan trọng trong Nghị quyết số 17/NQ-CP; kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ người dân và doanh nghiệp; giải pháp phát triển cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh...

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh quá trình xây dựng Chính phủ điện tử là công việc mới, nhiều khó khăn và nhiều vấn đề cần xử lý, giải quyết nên cần thường xuyên tổng kết, sơ kết để rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

Đồng thời, đòi hỏi sự tập trung cao độ các nguồn lực của các bộ, ban, ngành, địa phương trong thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP nhằm phát triển, từng bước hoàn thiện hệ thống Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số, trong đó lấy doanh nghiệp, nhân dân làm trung tâm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình tiếp nhận, xử lý, phát hành, quản lý văn bản; lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý văn bản và điều hành, tích hợp giải pháp dịch vụ ký số cá nhân, tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng bảo đảm xử lý hồ sơ công việc hoàn toàn trên môi trường mạng hướng tới mục tiêu bộ, ngành, địa phương “không giấy tờ”; khẩn trương rà soát, đăng ký nhu cầu sử dụng chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Bộ Quốc phòng (Ban Cơ yếu Chính phủ) để được cấp phát chứng thư số phục vụ ký số văn bản điện tử.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu, từ nay đến hết năm 2019, các thành phần liên quan cần tập trung kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử theo Quyết định 28 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành, cơ sở dữ liệu quốc gia, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo danh mục Thủ tướng đã ban hành; sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia (dự kiến được đưa vào hoạt động chính thức vào tháng 11/2019).

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.