Thư viện trong khuôn viên xã

(Baohatinh.vn) - Không chỉ là khu di tích lịch sử cấp quốc gia, mà từ lâu, đình làng Tứ Mỹ (Sơn Châu, Hương Sơn) đã trở thành điểm đến quen thuộc của các độc giả yêu sách.

Ý tưởng thành lập thư viện nhằm cung cấp thông tin, nâng cao hiểu biết cho nhân dân được các cựu giáo chức ấp ủ từ nhiều năm trước, nhưng do thiếu sách nên đến năm 2000, thư viện mới ra đời. Đình làng Tứ Mỹ trở thành kho chứa sách và phòng đọc, còn phụ trách thư viện là các cán bộ hưu trí thay nhau làm việc không lương. Đây là thư viện đầu tiên của huyện Hương Sơn nằm trong khuôn viên xã.

Thư viện trong khuôn viên xã ảnh 1
Hàng ngày, bác Lê Ngọc Hòa vẫn chăm chút cho từng tủ sách Thư viện xã Sơn Châu.

Sau hơn chục năm hoạt động, hiện Thư viện Sơn Châu có trên 1.000 đầu sách, hàng chục loại báo, tạp chí thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… phục vụ cán bộ, nhân dân, học sinh. Đặc biệt, thư viện còn có thêm những tư liệu quý về đình Tứ Mỹ, các di tích lịch sử trên địa bàn.

Em Lê Huyền Trang (học sinh Trường Tiểu học Sơn Châu) cho biết: “Thư viện có nhiều sách hay nên chúng em thường xuyên đến tìm đọc. Đặc biệt, em rất thích các sách lịch sử. Thư viện đã giúp chúng em có thêm một sân chơi bổ ích trong dịp hè”.

Gắn bó, tâm huyết với công việc từ ngày mới thành lập, bác Lê Ngọc Hòa, phụ trách thư viện luôn tận tâm phục vụ bạn đọc. Không những thế, bác còn cùng các bác trong hội cựu giáo chức xã đến các gia đình trên địa bàn và bạn bè xin thêm sách. “Chúng tôi sinh ra trong nghèo khó, không được học hành tử tế nên giờ mong góp chút sức mình nâng cao hiểu biết cho bọn trẻ. Mùa hè, học sinh đến đọc sách đông lắm, giờ vào năm học mới nên bạn đọc chủ yếu là các bác hưu trí, cán bộ thôn, xã” - bác Hòa cho biết.

“Thư viện đặt trong khuôn viên xã nên rất thuận tiện, ai có thời gian rỗi đều có thể đến đọc sách, báo hoặc mượn về. Hàng năm, thư viện đều được bổ sung các đầu sách mới nhờ Hội đồng hương ở Hà Nội và Sài Gòn hỗ trợ. Sắp tới, Hội đồng hương Hà Tĩnh ở Hà Nội còn tặng thư viện xã một tủ sách về nông thôn mới có giá trị hơn 10 triệu đồng. Đây sẽ là tư liệu quý để cán bộ và nhân dân xã Sơn Châu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” - Chủ tịch UBND xã Cù Xuân Hùng cho hay.

Mô hình thư viện xã Sơn Châu trở thành trung tâm văn hóa, là điểm đến của cán bộ, người dân, học sinh, góp phần nâng cao dân trí cần được nhân rộng.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường và giải pháp sản xuất "vàng đen" trong nông nghiệp

Tiến sĩ Trần Viết Cường cùng nhóm tác giả vừa giành giải nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Tĩnh với đề tài: "Lò phân nhiệt sản xuất than sinh học và giấm gỗ phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững". Hãy cùng Báo Hà Tĩnh trò chuyện với Tiến sĩ Trần Viết Cường, giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh về đề tài này.
Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Mất an toàn từ việc phơi bánh đa nem bên đường

Nhiều năm qua, không ít hộ sản xuất bánh đa nem ở Hà Tĩnh vẫn duy trì việc phơi bánh bên lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa cản trở giao thông và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Để học sinh có kỳ nghỉ hè đúng nghĩa

Dù là kỳ nghỉ hè nhưng nhiều học sinh ở Hà Tĩnh vẫn phải tất bật tham gia các lớp học thêm. Nhiều em lịch học dày đặc không kém gì năm học chính khóa.