Thương cha mẹ nghèo, nam sinh Hà Tĩnh bỏ ĐH Luật Hà Nội để học nghề

(Baohatinh.vn) - “Mấy tuần nay, em phải tắt điện thoại để tránh giải thích những băn khoăn, thậm chí trách móc của người thân, bạn bè khi biết tin mình “bỏ” Đại học Luật Hà Nội vào học nghề tại Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh”.

Thương cha mẹ nghèo, nam sinh Hà Tĩnh bỏ ĐH Luật Hà Nội để học nghề

Thân Văn Trường đến làm thủ tục nhập học Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh

Đó là tâm sự rất thật của Thân Văn Trường (SN 1999, trú xóm Khánh Sơn, xã Sơn Lộc, Can Lộc) trước quyết định khá táo bạo khi trong kỳ thi đại học vừa qua, em đạt tổng điểm 25 (ngữ văn 7,5 điểm, lịch sử 8,25 điểm, địa lý 8,5 điểm, ưu tiên 0,75 điểm), vừa đủ để vào ngành luật của một trong những ngôi trường danh giá trên đất thủ đô.

Thương cha mẹ nghèo, nam sinh Hà Tĩnh bỏ ĐH Luật Hà Nội để học nghề

Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển của Trường Đại học Luật Hà Nội đối với Thân Văn Trường

Trường bảo, mục tiêu lớn nhất trong đời học sinh của em là vào Trường Sỹ quan chính trị (thuộc Bộ Quốc phòng) nhưng sau 2 lần thử sức vẫn chưa vượt qua được. Nếu như năm ngoái, khoảng cách vào ngành khá xa (điểm chuẩn 28, được 26,5) thì năm nay cơ hội đã đến gần hơn với em khi chỉ thiếu 0,75 điểm (điểm chuẩn 25,75, đạt 25). Rớt nguyện vọng 1, em đậu nguyện vọng 2 ngành Luật - Đại học Luật Hà Nội nhưng không mặn mà với cơ hội này.

“Nếu chọn cử nhân luật thì tháng thêm chừng 3 - 4 triệu đồng, công phụ nề của bố cộng với 8 sào lúa mẹ trồng “cáng” đâu nổi. Chị gái đầu lấy chồng chỉ đủ lo cho gia đình chị trong khi nhà còn em trai đang học lớp 4”, Trường chia sẻ.

Thương cha mẹ nghèo, nam sinh Hà Tĩnh bỏ ĐH Luật Hà Nội để học nghề

Cán bộ Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức Hà Tĩnh chia sẻ cơ hội học tập với em Trường

Nói về tình huống “xoay 360 độ” của mình, Trường cho biết, học gần nhà bố mẹ đỡ tốn kém, chưa kể sau một năm, em đã có thể buổi học buổi đi làm thợ kiếm thêm tiền trang trải. Với lại, trong làng đã có nhiều anh chị nghĩ thoáng như em nên học nghề xong đều “sống khỏe”. Em còn biết thêm, ngoài học bổng giảm 50% học phí ngay từ học kỳ 1 này, nghề kỹ thuật điện còn mở ra nhiều cơ hội đi làm việc ở nước ngoài (nhất là Nhật Bản) khi chỉ mất 30 tháng đã có bằng kỹ sư thực hành.

Thương cha mẹ nghèo, nam sinh Hà Tĩnh bỏ ĐH Luật Hà Nội để học nghề

Trường (bên trái) cùng 2 trường hợp đặc biệt khác là Lê Văn Việt và Đặng Đình Kiên

Chia sẻ về những trường hợp “đặc biệt” trong mùa tuyển sinh năm nay, thầy Nguyễn Hải Diên – Trưởng phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức cho hay: Nếu như năm 2015, em Trần Ngọc Nam (học sinh lớp 12C, Trường THPT Vũ Quang, đạt 24,5 điểm khối C) gây xôn xao dư luận sau quyết định chuyển hướng về trường học nghề thì mấy năm gần đây việc học sinh thừa điểm vào đại học nhưng vẫn chọn Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức là điều dễ hiểu khi học sinh tốt nghiệp của trường làm vào việc cho Formosa đang chiếm 13% lao động kỹ thuật của Tập đoàn này.

Năm nay, ngoài Thân Văn Trường còn có 2 thí sinh có điểm thi đại học cùng 21,5 vừa hoàn tất hồ sơ nhập học Cao đẳng kỹ thuật Việt - Đức, đó là: Lê Văn Việt (SN 2000, ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) học nghề kỹ thuật ô tô và Đặng Đình Kiên (SN 2000, ở xã Thạch Lưu, huyện Thạch Hà) học nghề kỹ thuật máy lạnh. Đây là chuyển biến tích cực trong việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh, đồng thời cho thấy các em đã ý thức hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp theo nhu cầu thị trường lao động.

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.