Tích cực tuyên truyền về nguồn gốc quan hệ Việt - Lào đến thế hệ trẻ

Mối quan hệ Việt Nam - Lào đến nay đã tròn 55 năm kể từ ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Cùng trải qua những thời khắc gian nan và vinh quang của lịch sử, mối quan hệ Việt Nam-Lào ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu.

tich cuc tuyen truyen ve nguon goc quan he viet lao den the he tre

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith với các cháu thiếu nhi Thủ đô. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Năm 2017, hai bên đã có nhiều hoạt động thiết thực để chào mừng Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào. Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý trả lời phỏng vấn báo chí về những thành tựu nổi bật trong Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào và vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai nước.

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kaysone Phomvihane, đồng chí Souphanouvong và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp. Thứ trưởng có thể đánh giá khái quát thành tựu nổi bật về quan hệ đoàn kết, đặc biệt toàn diện Việt Nam-Lào trong Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào 2017?

Thứ trưởng Đặng Đình Quý: Năm 2017 là Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào cùng các sự kiện 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2017) và 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2017).

Thành tựu nổi bật của năm 2017 là việc hai bên đã tổ chức thành công hơn 200 hoạt động kỷ niệm từ Trung ương đến địa phương, trong đó có các hoạt động được phối hợp tổ chức ở cả hai thủ đô Vientiane (Lào) và Hà Nội (Việt Nam). Các hoạt động này đã góp phần giáo dục các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tính chất đặc biệt của mối quan hệ Việt Nam-Lào, đồng thời, khơi dậy niềm tự hào và trách nhiệm gìn giữ, phát huy mối quan hệ này phát triển hơn nữa trong tương lai.

Nhân dịp này, với sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban hợp tác Liên Chính phủ hai nước và các cơ quan liên quan, rất nhiều biện pháp cụ thể đã được triển khai nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước đạt được các kết quả thực chất.

Về quan hệ kinh tế, các dự án kết nối về cơ sở hạ tầng, dự án kết nối về chính sách đã được chú trọng triển khai. Nhiều vấn đề còn tồn đọng lâu năm trong quan hệ kinh tế giữa hai nước đã được giải quyết dứt điểm. Một nội dung khác cũng được đặc biệt ưu tiên là giáo dục đào tạo với hàng loạt biện pháp nhằm tăng chất lượng đầu vào của du học sinh Lào sang Việt Nam, đồng thời cải tiến chương trình, chính sách đối với du học sinh Lào để tạo đà, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đối với nguồn nhân lực cho Lào trong thời gian tới.

- Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu đưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy theo Thứ trưởng, mối quan hệ đoàn kết, đặc biệt giữa Việt Nam-Lào sẽ được gìn giữ như thế nào trong thời gian tới?

Thứ trưởng Đặng Đình Quý: Trong quá khứ, cái đặc biệt và vô giá trong quan hệ hai nước được xây dựng bằng máu, nước mắt và sự hy sinh của bao thế hệ. Bên cạnh trách nhiệm đối với sự hy sinh của cha ông chúng ta, còn có sự gắn kết tự nhiên mà hai nước không thể bỏ được. Đó là 2.340km đường biên giới nối liền hai nước có ý nghĩa trực tiếp đến an ninh của mỗi bên, đòi hỏi phải cùng được gìn giữ; là những lợi ích về mặt chính trị khi hai nước cùng có Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội; là việc hai nước cùng gắn bó trong “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng ASEAN.”

Kể cả quá khứ, hiện tại và tương lai đều có những nhân tố đan xen lợi ích lẫn nhau giữa Lào và Việt Nam không thể bỏ được nhau. Ngoài ra, giao lưu nhân dân và sự tương đồng về văn hóa trên thế giới không có nơi nào gần gũi như Lào và Việt Nam, điều đó chính là tài sản vô giá.

tich cuc tuyen truyen ve nguon goc quan he viet lao den the he tre

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith gặp gỡ, nói chuyện với cựu quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam tại Lào và thế hệ trẻ hai nước. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

- Đối với nhân dân hai nước Việt Nam-Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được. Trong quan hệ đoàn kết, đặc biệt Việt Nam-Lào, câu chuyện nào để lại cho Thứ trưởng ấn tượng sâu sắc nhất?

Thứ trưởng Đặng Đình Quý: Hình ảnh “Hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” gắn liền với việc chia sẻ mục tiêu chiến đấu chung trong quá khứ, cùng hy sinh, cùng chiến hào, cùng gánh vác trong bao nhiêu năm tạo thành tình cảm đặc biệt gắn bó giữa hai nước. Trong thời đại hiện nay, không còn là chuyện chia đôi nữa mà là lợi ích cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Đó là quy luật. Do định hình về địa lý, định hình về lịch sử, sự gắn bó đặc biệt về mặt văn hóa, về mặt dân tộc học, về mặt con người là chất keo mà hai bên không thể nào tách rời.

- Thứ trưởng có thể nói đôi chút về vai trò của thế hệ trẻ, cầu nối cho mối quan hệ Việt Nam-Lào?

Thứ trưởng Đặng Đình Quý: Thế hệ trẻ đóng vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Lào. Có cái khó là thế hệ trẻ chỉ biết lịch sử qua những trang sách, lời kể, không có sự gắn bó máu thịt ở đó. Làm thế nào để cho họ thấy được lợi ích gắn bó giữa hai nước, hai dân tộc là bền vững, là mãi mãi? Hiểu được câu chuyện đó mới thấy người bạn bên cạnh mình là đáng quý, sống trọn vẹn với quá khứ và với tương lai, lợi ích của chính mình. Nếu thế hệ trẻ không hiểu điều đó, mà họ chỉ thấy quan hệ với nước giàu có với những lợi ích lớn hơn, văn minh hơn mà quên những người bạn thiết thân với mình, chia ngọt, sẻ bùi thì lúc đó sẽ không có gốc và không phát triển được.

Ngoại trưởng Lào nói chuyện tại Học viện Ngoại giao hai tiếng rưỡi, không ai nói chuyện, không ai ra ngoài và sau đó sinh viên đặt 10 câu hỏi. Tất cả những câu hỏi đó đều thể hiện sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với nội hàm mối quan hệ đặc biệt, đối với tương lai mối quan hệ đặc biệt và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong duy trì và phát triển mối quan hệ đặc biệt đó trong tương lai.

Chính vì thế, hai bên cần tích cực tuyên truyền, giáo dục và giải thích trên cơ sở khoa học về nguồn gốc của mối quan hệ Việt Nam-Lào từ xưa đến nay đến thế hệ trẻ. Cũng như nội hàm của mối quan hệ đặc biệt trong bối cảnh bây giờ để họ thấy được lợi ích cũng như lý do quan trọng mà cả hai nước Việt Nam và Lào phải duy trì và tiếp tục mối quan hệ đặc biệt đó.

- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.