Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

(Baohatinh.vn) - Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 đã bước vào chặng cuối khi ngày hôm nay (4/11) chỉ còn 3/15 đơn vị trình diễn phần thi của mình. Sau hơn 2 ngày tranh tài, trên sân khấu đã xuất hiện nhiều giọng ca đặc sắc, triển vọng, nhiều kép đàn xuất sắc, cho thấy có sự kế thừa, chuyển giao thế hệ liên tục ở khắp các tỉnh, thành nắm giữ di sản ca trù.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Một tiết mục cho thấy sự kế tục thế hệ ca nương của đoàn Hà Tĩnh

Đánh giá về nghệ thuật ca trù, tổ chức UNESCO từng nhận định: “Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như ca trù”. Ngày nay, theo sự phát triển của thời đại, tính chất của người cầm chầu đã thay đổi hoàn toàn, chỉ ca nương và kép đàn thì vẫn giữ được tính chất, vị trí của mình trong loại hình nghệ thuật này.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Bên cạnh những ca nương nhiều kinh nghiệm như Trần Thị Kim Tuyến (Bắc Ninh)...

Với đặc điểm đó, ca nương và kép đàn cũng chính là 2 đối tượng được các tỉnh quan tâm đầu tư phát triển nhiều nhất. Bên cạnh những ca nương nhiều kinh nghiệm như Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (CLB Ca trù Xuân Đỉnh – TP Hà Nội), Hồng Oanh (TP Hồ Chí Minh), Kiều Chinh (Hải Dương), Nguyễn Thiên Hương (Thanh Hóa), Đặng Thị Vân (Hà Tĩnh), Trần Thị Kim Tuyến (Bắc Ninh)… là sự xuất hiện của lớp ca nương trẻ đầy triển vọng như: Quỳnh Như, Thu Hà (Hà Tĩnh), Thủy Tiên (Hải Dương), Lê Thị Minh (Hưng Yên), Nguyễn Thị Thanh Dung (Bắc Ninh)…

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... Trần Thị Dua (Hưng Yên)

Những nghệ nhân và ca nương trẻ này đều học hát ở những giáo phường có uy tín, tiếng hát vừa trong thanh, sang trọng, vừa đạt đến những kỹ thuật luyến láy, đổ hột, nhả chữ điêu luyện. Nhờ đó đã đem đến cho khán giả những màu sắc khác nhau với sự tinh tế và biểu cảm cao.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... là sự xuất hiện của những ca nương trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Thị Thu Hà (Hà Tĩnh)...

Nghệ sỹ nhân dân Thanh Hoài – Ủy viên Hội đồng thẩm định Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 cho biết: “Qua phần biểu diễn của 12 đơn vị trong những ngày vừa qua, các thành viên hội đồng thẩm định đều rất phấn khởi bởi sự xuất hiện của đội ngũ ca nương, kép đàn mới với những kỹ thuật điêu luyện. Điều đó cho thấy, các tỉnh nắm giữ di sản này đều làm rất tốt việc chuyển giao, phát triển loại hình nghệ thuật này”.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

... Lê Thị Minh (Hải Dương)

Để nhận được những đánh giá đó, các ca nương không chỉ sở hữu giọng hát hay với những tuyệt kỹ của ca trù mà còn rất giỏi gõ phách. Trong nghệ thuật ca trù, trước khi học hát, đào nương phải thuần thục 5 khổ phách. Phách ca trù không chỉ giữ nhịp cho lời hát, mà nó thực sự là một tiếng hát bên ngoài thanh quản của ca nương. Ở đó thể hiện sự tinh tế, khả năng sáng tạo, biến hóa của ca nương trong từng thể cách. Chính vì thế, ca nương nào bỏ phách quá nhiều hoặc không thuần thục các nhịp phách thì dù giọng hát có hay cỡ nào cũng không được đánh giá cao.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Muốn học hát ca trù, trước hết, ca nương phải thuần thục nhịp phách...

Hỗ trợ đắc lực cho giọng hát của ca nương chính là đàn đáy – nhạc cụ duy nhất có ở Việt Nam. Với cấu tạo đặc biệt, 3 dây của cây đàn đáy tạo nên thanh âm trầm đục, sâu lắng, nền nã. Thanh âm này kết hợp với tiếng phách giòn sắc, có nhịp mà như không có nhịp, khi tách rời khi hòa quyện, khi chân phương, khi dìu dặt, trở thành yếu tố hỗ trợ để đẩy giọng ca. Tiếng đàn có lúc phải theo từng chữ, từng hơi, từng cách đổ hột của ca nương, có lúc lại mở đường dẫn lối cho tiếng ca trở nên thanh thoát, bay bổng, sang trọng, ma mị, dẫn dụ… hơn.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Nghệ nhân Ngọc Cuông (Hải Dương) là một trong những kép đàn kỳ cựu nhất tại liên hoan

Với những kép đàn có ngón nghề điêu luyện thì tiếng đàn lại có sự biến hóa độc đáo. Đó chính là lúc tiếng đàn tách mình ra khỏi nhịp phách và tiếng hát của ca nương, đi trước một bước rồi chờ đợi tiếng ca ở cuối câu, tạo nên cảm giác “phiêu” cho người nghe. Kép đàn điêu luyện cũng thường tạo ra khoảng “lưu không” để cho đào nương nghỉ hơi trong những thể cách dài.

Tiếng ca thanh thoát, giọt đàn lắng sâu

Tiếng đàn của nghệ nhân Tô Tuyên (Hải Phòng) đã để lại ấn tượng sâu sắc trên sân khấu Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018

Và, trong những ngày đầu của Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018, khán giả đã được thưởng thức những ngón đàn điêu luyện, đặc sắc của kép đàn Tô Tuyên (Hải Phòng), Trần Văn Đài (Hà Tĩnh), Ngọc Cuông (Hải Dương), Nguyễn Tiến Thành (Thanh Hóa)… Khán giả Nguyễn Văn Thành ở phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Đối với tôi, ca trù độc đáo nhất là ở thanh âm của cây đàn đáy. Tại sân khấu của liên hoan này, tôi ấn tượng nhất với sự biến hóa nhiều màu sắc của kép đàn Tô Tuyên đoàn Hải Phòng”.

Với sự xuất hiện rất ít nghệ nhân kỳ cựu, thay vào đó là đội ngũ nghệ nhân, ca nương, kép đàn trẻ, Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 cho thấy sức sống bền bỉ của ca trù trong đời sống đương đại. Điều được chờ đợi nhất chính là sự đa dạng, chuyên sâu của ca nương và kép đàn khi đội ngũ này ngày càng thể hiện được nhiều thể cách trong tổng số 34 thể cách của ca trù.

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.