Ca trù Hà Tĩnh sống mãi với thời gian

(Baohatinh.vn) - Tròn 20 năm, sau hội thảo về ca trù Cổ Đạm được tổ chức (1998), tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã có nhiều thế hệ đào nương, kép đàn nối tiếp nhau bảo tồn và duy trì những giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật ca trù.

Ca trù Hà Tĩnh sống mãi với thời gian

Một tiết mục của CLB ca trù Cổ Đạm và CLB ca trù Nguyễn Công Trứ tại Liên hoan ca trù toàn quốc 2018. Ảnh: Giang Nam

Không giống như các loại hình dân ca truyền thống khác, ca trù là loại hình nghệ thuật không đại chúng và rất “kén” người nghe. Ca trù cũng đòi hỏi kỹ thuật nẩy hạt, nhả chữ điêu luyện của ca nương và sự hòa hợp của kép đàn. Chính vì vậy, trong quá trình phát triển của đời sống hiện đại, ca trù dẫu đã được chú trọng đầu tư bảo tồn vẫn không phổ biến rộng rãi trong đời sống nhân dân. Thậm chí, rất nhiều thế hệ ca nương, kép đàn đã từ bỏ đam mê và hoài bão của mình, rẽ sang con đường khác tìm kế mưu sinh. Dẫu vậy, ca trù Nghi Xuân vẫn sống bền bỉ.

Hiện tại, mặc dù phong trào dạy và hát ca trù ở Nghi Xuân không còn sôi nổi như khoảng thời gian trước và sau khi ca trù được UNESCO ghi danh (năm 2009) nhưng 2 CLB Cổ Đạm và Nguyễn Công Trứ vẫn duy trì hoạt động. Nhiều du khách khi đến Nghi Xuân bày tỏ nguyện vọng được nghe hát ca trù tại đền thờ Nguyễn Công Trứ. Và, ca trù, ít nhiều cũng đã thành nguyên cớ để nhiều du khách muốn trở lại miền đất hát Nghi Xuân.

Ca trù Hà Tĩnh sống mãi với thời gian

Tại Nghi Xuân, luôn luôn có sự tiếp nối thế hệ ca nương, kép đàn. Ảnh: Đậu Hà

Bà Trần Thị Cảnh - Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT&DL huyện Nghi Xuân cho biết: “Để bổ khuyết vào đội ngũ ca nương, kép đàn, chúng tôi vẫn thường xuyên phát hiện và đào tạo đội ngũ trẻ. Hiện nay, ngoài những ca nương thế hệ trước, chúng tôi đang có những ca nương xuất sắc như: Thu Hà, Nguyễn Thị Quỳnh Như… Các nghệ nhân lớp trước như: Đặng Thùy Vân, Phan Thị Sâm, Phương Anh, Lê Văn Đài, Lê Thanh Tuấn… vẫn nuôi giữ đam mê và duy trì thường xuyên hoạt động truyền dạy”.

Hà Tĩnh đã khôi phục được khá nhiều thể cách ca trù. Các thế hệ ca nương cũng đều được truyền dạy các tuyệt kỹ của ca trù để có thể hát được nhiều thể cách khác nhau như: Hát tứ quý, chúc hỗ, nhịp ba cung bắc, hát nói, hát mưỡu, hát gửi thư, hát múa vọng đại thạch… Đặc biệt, ca trù Cổ Đạm vốn nổi tiếng với hát cửa quyền. Những đào nương thanh sắc một thời của giáo phường ty Cổ Đạm như Phan Thị Mơn, Phan Thị Nga… từng được nhiều lần vào Huế phục vụ cho vua quan nhà Nguyễn.

Ca trù Hà Tĩnh sống mãi với thời gian

Ca trù còn là chất liệu âm nhạc trong các vở múa đậm chất dân gian. Ảnh: Đình Nhất

Đến nay, trong quá trình phục dựng, các cán bộ ngành văn hóa huyện Nghi Xuân và các nghệ nhân, ca nương đều chú trọng sưu tầm, dàn dựng, biểu diễn trong không gian cửa quyền. Rất nhiều tiết mục hát múa cửa quyền đã đạt huy chương vàng, huy chương bạc tại các kỳ liên hoan ca trù toàn quốc và được các nghệ nhân vùng khác thán phục. Không gian cửa quyền cũng là nét đặc trưng riêng mà đoàn nghệ thuật ca trù Hà Tĩnh đem đến Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018.

Sức sống của ca trù Hà Tĩnh không chỉ ở phương diện biểu diễn mà còn được tiếp lực ở mảng sáng tác. Có thể nói, những sáng tác của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du trong quá khứ cũng đã góp phần làm rạng danh ca trù miền Cổ Đạm. Hiện nay, tuy không có nhiều người tham gia sáng tác ca trù nhưng những người dành tâm huyết cho sáng tác đều tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ.

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Ban cho biết: “Sáng tác ca trù không dễ như dân ca ví, giặm nên rất kén người viết. Ca trù vừa dân gian lại vừa bác học, nên muốn sáng tác được ở nhiều thể cách, đòi hỏi người viết phải am hiểu cả âm nhạc dân gian mới có thể viết hay và chuẩn được. Hiện nay, các CLB ca trù ở Nghi Xuân chủ yếu vẫn sử dựng các bài hát cổ, các bài của Nguyễn Công Trứ và một số bài của tôi”.

Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản đã được UNESCO công nhận, tỉnh Hà Tĩnh cũng đang tích cực xây dựng kế hoạch để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của 2 CLB hiện có. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu, mỗi năm đào tạo thêm từ 5-10 ca nương, kép đàn, thành lập mới thêm 3 CLB ca trù ở các địa phương Thạch Hà, thị xã Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, đồng thời xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách cho hoạt động bảo tồn, phát triển ca trù.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống