Trước giờ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sẵn sàng cho Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 sẽ chính thức khai mạc tại Hà Tĩnh tối nay (1/11), các đoàn nghệ thuật đã bắt đầu hội tụ tại Hà Tĩnh mang theo nhiều màu sắc, hy vọng về sự phát triển của ca trù trong tương lai.

Trước giờ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 tại Hà Tĩnh

Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2018 còn nhằm bổ sung, xây dựng hồ sơ trình UNESCO đưa ca trù ra khỏi danh mục "cần phải bảo vệ khẩn cấp".

Ca nương Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Chủ nhiệm CLB Ca trù Xuân Đỉnh: Mang đến liên hoan chương trình đậm tính cổ

Đã từng tham gia nhiều liên hoan ca trù toàn quốc trong vai trò là một ca nương và lần liên hoan nào cũng mang lại nhiều điều bổ ích nên tôi rất hào hứng. Đây không chỉ là dịp để chúng tôi trình diễn những cái hay, cái độc đáo của mình mà còn là dịp để tiếp cận, học hỏi nét độc đáo của ca trù ở các tỉnh, thành khác.

Trước giờ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 tại Hà Tĩnh

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - CLB Ca trù Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm – TP Hà Nội

Chương trình của chúng tôi tại liên hoan lần này có dung lượng 45 phút, trong đó có 4 bài cổ và 2 bài tự biên, được hát phá cách. Tuy nhiên, kể cả 2 bài tự biên ca ngợi tướng công Nguyễn Công Trứ và cố nghệ nhân Quách Thị Hồ thì chất liệu, lời hát cũng đậm tính cổ đặc trưng của ca trù. Tôi mong rằng, qua kỳ liên hoan, cái hay, cái đẹp của ca trù sẽ được phát huy hơn nữa, ca trù ở các tỉnh sẽ hoạt động mạnh mẽ, thường xuyên để các giá trị của di sản được gìn giữ và phát triển.

Ông Nguyễn Huy Quỳnh – Trưởng đoàn Nghệ thuật ca trù tỉnh Thái Bình: Mong muốn học thêm nhiều cách làm hay

Trước giờ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 tại Hà Tĩnh

Trưởng đoàn nghệ thuật ca trù Thái Bình Nguyễn Huỳ Quỳnh: Mong muốn học hỏi được nhiều kinh nghiệm nhằm phát triển phong trào hát ca trù ở Thái Bình

Thái Bình không phải là cái nôi của ca trù, nghệ thuật này có ở đất Thái Bình là nhờ công của tướng công Nguyễn Công Trứ. Trước đây, ca trù chỉ được hát ở Tiền Hải (nơi cụ Nguyễn Công Trứ giúp dân khai khẩn, mở rộng đất đai), nhưng từ năm 2010 đến nay, ca trù ở Thái Bình được khôi phục và phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, phong trào này vẫn chưa thực sự có hướng đi cụ thể nên chưa thu hút được giới trẻ.

Tham gia liên hoan lần này chúng tôi giới thiệu với khán giả 4 thể cách được hát trong không gian cửa đình. Chúng tôi cũng mong muốn được tiếp cận với nhiều nét độc đáo của loại hình này từ các vùng miền khác, nhất là những cách làm hay nhằm nhân rộng trong toàn tỉnh.

Kép đàn Trần Văn Đài – Đoàn Nghệ thuật ca trù Hà Tĩnh: Liên hoan sẽ là động lực để các ca nương, kép đàn trẻ phát triển toàn diện hơn

Trước giờ khai mạc Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 tại Hà Tĩnh

Kép đàn Trần Văn Đài: Là một kép đàn ca trù, cần phải nắm vững các khổ trống, khổ đàn và các thể phách

Ca trù, sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, đã có sự trở lại khá mạnh mẽ trong đời sống. Ở Hà Tĩnh cũng như nhiều tỉnh thành, đội ngũ ca nương, kép đàn ngày càng phát triển và có trình độ, chuyên môn tốt. Tuy nhiên, đội ngũ ca nương và kép đàn có thể trình bày được hết các thể cách của ca trù thì chưa nhiều, họ chủ yếu chỉ hát và biểu diễn theo thế mạnh của địa phương cũng như của cá nhân mình.

Liên hoan lần này, ngoài việc cho tự do lựa chọn thể cách thì phần thi tài năng, với việc phải bốc thăm để hát theo thể cách bất kỳ đã đặt ra một yêu cầu mới, đó là buộc các ca nương đăng ký phần thi này phải nhuần nhuyễn tất cả các thể cách. Kép đàn cũng phải thuần thục các thể cách để có thể đệm đàn cho ca nương. Bởi vậy, liên hoan lần này chính là động lực để ca nương, kép đàn trẻ chú trọng rèn luyện, học tập, phát triển toàn diện hơn.

(Thực hiện)

Đọc thêm

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Thiêng liêng tiếng gọi cội nguồn

Từ chỗ là hoạt động tín ngưỡng của người dân địa phương, lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở TX Hồng Lĩnh đã trở thành lễ hội được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh quan tâm, thu hút đông đảo người dân tham gia.
Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Đoàn kết một lòng hướng về nguồn cội…

Hòa chung lòng thành kính hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân Hà Tĩnh đã cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, khẳng định sự gắn bó bền chặt trong dòng chảy lịch sử dân tộc.
Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Ngắm khu dân cư kiểu mẫu bên dòng Ngàn Phố

Bên dòng sông Ngàn Phố thơ mộng, người dân thôn Phúc Bằng, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang cùng nhau xây dựng cảnh quan xanh sạch đẹp, hướng tới cuộc sống sống ấm no, hạnh phúc.
Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Tín ngưỡng thờ cá Ông ở Hà Tĩnh

Thờ cá Ông (cá Voi) là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời của cư dân sinh sống ven biển Việt Nam. Nhiều vùng ở Hà Tĩnh, người dân thờ cá Ông như một vị thần biển linh thiêng.
Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Chat với "thần đồng tiếng Anh" 12 tuổi đạt IELTS 8.0

Với điểm IELTS 8.0, “thần đồng tiếng Anh” Nguyễn Lê Bảo Chung (lớp 6A7, Trường Albert Einstein Hà Tĩnh) đã trở thành 1 trong những thí sinh nhỏ tuổi nhất đạt số điểm này với kỹ năng Reading đạt tuyệt đối 8.0, Speaking 8.5, Listening 8.5 và Writing 7.0.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Võ Quận công Nguyễn Phi Sài và những di sản để lại

Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Một vùng duyên hải Kỳ Anh

Bằng thủ pháp nghệ thuật điểm xuyết chấm phá, đấng tạo hóa điểm thêm lên miền duyên hải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) những điểm nhấn thẩm mỹ say đắm lòng người...