Tiếp tục vận động các tiểu thương chợ Giang Đình di dời sang chợ tạm

(Baohatinh.vn) - Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ tiểu thương chợ Giang Đình sang chợ tạm để bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư xây dựng chợ mới.

7.jpg
Phối cảnh chợ Giang Đình

Ngày 3/2/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư dự án khôi phục bến Giang Đình và đầu tư xây dựng chợ Giang Đình.

Theo đó, dự án xây dựng chợ Giang Đình do Công ty CP Song Ngư Sơn Giang Đình (thị trấn Tiên Điền) làm chủ đầu tư được xây dựng trên diện tích chợ Giang Đình cũ, tổng mức đầu tư 162 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Việc đầu tư xây dựng mới chợ Giang Đình với quy mô chợ hạng I sẽ tạo môi trường kinh doanh khang trang hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ.

3.jpg
Chợ tạm được xây dựng để các hộ tiểu thương tiếp tục kinh doanh, buôn bán.

Để các tiểu thương tại chợ Giang Đình có nơi kinh doanh, buôn bán tạm thời sau khi di dời, Công ty CP Song Ngư Sơn Giang Đình phối hợp với thị trấn Tiên Điền xây dựng chợ tạm Giang Đình, bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định, bố trí điểm kinh doanh đủ và phù hợp cho các tiểu thương.

Công trình chợ tạm được xây dựng tại khu đất của UBND thị trấn Tiên Điền cũ, với tổng diện tích hơn 2.500 m². Chợ gồm khu chợ chính với các ki-ốt hàng vải, giày dép, nhôm nhựa và hàng tạp hoá; khu chợ hàng rau, hoa quả, hàng thịt, hàng ăn trong nhà và khu bán gà vịt, đồ tươi sống ngoài trời.

Trong thời gian qua, huyện Nghi Xuân ban hành nhiều văn bản, đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan cùng các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động các hộ tiểu thương đang kinh doanh buôn bán tại chợ cũ Giang Đình di dời sang chợ tạm để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

2.jpg
Các hộ tiểu thương kinh doanh, buôn bán tại chợ tạm.

Tính đến thời điểm này đã có 343 hộ tiểu thương đồng ý nhận tiền hỗ trợ, bốc thăm vị trí và chuyển sang kinh doanh tại chợ tạm.

Chị Hoàng Thị Hoa ở thị trấn Tiên Điền – tiểu thương chợ Giang Đình cho biết: "Khi chính quyền địa phương thông báo các hộ tiểu thương di dời, tôi tiến hành bốc thăm và chuyển sang chợ tạm để buôn bán thực phẩm. Mặc dù gọi là chợ tạm nhưng có mái che kiên cố, vệ sinh môi trường sạch sẽ, hệ thống phòng chống cháy nổ đảm bảo hơn chợ cũ. Việc kinh doanh, buôn bán tại đây rất thuận lợi, hầu hết các hộ tiểu thương đều phấn khởi".

8.jpg
Chợ Giang Đình hiện xuống cấp không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Viết Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: Chợ Giang Đình hiện vẫn còn 34/377 hộ tiểu thương chưa di dời, trong đó 28 hộ kinh doanh trong đình và 6 hộ buôn bán ngoài đình. Về nguyên nhân một số hộ chưa đồng thuận, do trước đây họ mua ki-ốt từ các tiểu khác với giá cao. Đây là tài sản nhà nước không được phép tự chuyển nhượng, chính quyền địa phương chỉ hỗ trợ mỗi hộ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng nên họ không chấp nhận. Từ những kiến nghị của các hộ tiểu thương, huyện cũng đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại, lắng nghe ý kiến, đồng thời giải thích theo đúng quy định của pháp luật. Trong khi đó, chợ Giang Đình hiện đã xuống cấp, không đảm bảo các yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, vệ sinh môi trường, nguy cơ mất an toàn cao.

"Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ Giang Đình nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng mới chợ Giang Đình" - ông Hưng cho hay.

5.jpg
Lãnh đạo huyện kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ Giang Đình.

Việc đầu tư xây dựng lại chợ Giang Đình là thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ của Chính phủ, của tỉnh và huyện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để từng bước hoàn thành xây dựng huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024, kiểu mẫu năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện khóa XXII đề ra.

Sau khi kiểm tra tình hình hoạt động tại chợ Giang Đình (sáng 13/5), Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân Đặng Trần Phong nhấn mạnh: Ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các hộ tiểu thương sang chợ tạm, các phòng, ban, địa phương cần nghiên cứu, trả lời các văn bản kiến nghị của người dân theo đúng quy định; xem xét mở rộng, bố trí hợp lý khu vực chợ tạm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân kinh doanh buôn bán tại đây, đồng thời đảm bảo ANTT, ATGT cho người dân tại khu vực chợ.

Đọc thêm

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.
Tập trung hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

Tập trung hoàn thành 3.000km cao tốc trong năm 2025

Khẳng định mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 là không thay đổi, trong đó có 102,38 km qua Hà Tĩnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, hàng đầu để tập trung thực hiện.
Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng hôm nay 29/03/2025: Tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá vàng trong nước tăng phi mã trong bối cảnh kim loại quý trên thị trường quốc tế tiếp tục thiết lập kỷ lục mới 3.077 USD. Giá vàng trong các hợp đồng tương lai được nhận định có thể sớm lên 3.100 USD, nhưng cũng có khả năng sớm điều chỉnh.
Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Người dân Hà Tĩnh trúng đậm ốc tép

Với giá bán 300.000 - 320.000 đồng/tạ ốc tép, ngư dân Hà Tĩnh có thể thu về từ 1,5-3 triệu đồng/ngày nhờ tích cực kéo lưới thu hoạch "lộc biển".