Tìm thấy máy bay MiG-21U mất tích từ năm 1971 cùng 2 liệt sĩ

Sáng 30/9, ông Đinh Đức Trọng – Chánh Văn phòng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên cho biết, hai hôm trước, đơn vị đã tìm thấy thi thể nghi là hai phi công trong vụ máy bay MiG-21U rơi cách đây 47 năm tại sườn núi Tam Đảo, thuộc địa phận xã Yên Mỹ, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên).

Tìm thấy máy bay MiG-21U mất tích từ năm 1971 cùng 2 liệt sĩ

Hai bộ hài cốt nghi là phi công Yuri Poyakov (trái) và Phi công Công Phương Thảo (phải).

“Thi thể hai phi công được xác định một là người Việt Nam và một là người Nga. Trong đó, một thi thể còn khá nguyên vẹn, thi thể kia chỉ còn lại một phần” - ông Trọng nói.

Ban Chỉ đạo khảo sát, xác minh, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ thông tin, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện 2 thi thể nghi là phi công Việt Nam Công Phương Thảo và phi công Liên Xô (cũ) bị tai nạn trong khi bay huấn luyện, mất tích ngày 30/4/1971.

Địa điểm tìm thấy hai thi thể tại độ cao 1.200m trên núi Tam Đảo, khu vực giáp ranh giữa xã Hoằng Nông và xã Mỹ Yên, nơi trước đây từng tìm thấy nhiều mảnh vỡ của chiếc máy bay MiG-21U gặp nạn năm 1971.

Hai bộ hài cốt của 2 liệt sĩ trong vụ máy bay MiG-21U gặp nạn năm 1971 đã được Đoàn công tác do Thượng tá Nguyễn Trung Thành, Phó Tham mưu trưởng chỉ huy và phát hiện vào ngày 28/9.

Tìm thấy máy bay MiG-21U mất tích từ năm 1971 cùng 2 liệt sĩ

Tìm thấy mảnh kim loại của chiếc máy bay MIG-21U gặp nạn ở Tam Đảo năm 1971. Ảnh: FB Nguyen Le Anh.

Đại tá Đỗ Đại Phong - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên mô tả, hai bộ hài cốt nằm cách nhau khoảng 20m (một bộ đặc điểm của xương to hơn người Châu Á), cùng các di vật gồm đế giầy, găng tay, bao súng ngắn, 1 đoạn dây lưng dài khoảng 30cm và một số mảnh vải quần áo.

Qua xác minh ban đầu cho thấy, máy bay đã đâm vào sườn núi tạo thành hố sâu khoảng 3m, rộng khoảng 5-6m, có rất nhiều đất đùn sang hai bên tạo thành mô, xung quanh khu vực có một số mảnh nhôm, mảnh kính vỡ vụn, dây dù, mảnh dù, lốp máy bay và một số vết tích ở các cành cây, ngọn cây (một số cây bị cắt cụt ngọn) nghi do máy bay va vào để lại.

Tìm thấy máy bay MiG-21U mất tích từ năm 1971 cùng 2 liệt sĩ

Hài cốt của hai người được cho là hai liệt sỹ trong vụ máy bay rơi 47 năm trước trên đỉnh Tam Đảo vừa được quy tập. Ảnh: VietnamNet

Theo thông tin lưu trữ của Quân chủng Phòng không – không quân, từ 30/4 – 8/5/1971, Quân chủng Phòng không – Không quân đã sử dụng 13 lần chuyến máy bay An-2; 30 lần chuyến máy bay Mi-4, có 17 lần hạ cánh các bãi; tổ chức 3 tổ cấp cứu mặt đất, phối hợp với dân quân địa phương đi sâu vào núi Tam Đảo và các khu vực nghi máy bay rơi để tìm kiếm, nhưng không phát hiện được gì. Công việc tìm kiếm sau đó dừng lại do hoàn cảnh chiến tranh.

Ông Trọng cũng thông tin, từ năm 2017, sau khi người dân địa phương tìm thấy mảnh vỡ của chiếc máy bay MiG-21U trên sườn núi Tam Đảo, Quân chủng Phòng không – Không quân đã phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên lập sở chỉ huy tại chỗ và nhiều lần cử các đội đi tìm kiếm.

Trong lần tìm kiếm cuối tháng 9 này, cơ quan chức năng huy động khoảng 50 người gồm bộ đội, dân quân và người dân địa phương. Mỗi người đào bới cách nhau 2m trong khu vực nghi vấn mảnh vỡ máy bay được tìm thấy.

“Dự tính tìm kiếm trong 10 ngày nhưng đến ngày thứ 5 đã tìm thấy” - ông Trọng thông tin.

Tìm thấy máy bay MiG-21U mất tích từ năm 1971 cùng 2 liệt sĩ

Mảnh vỡ đầu tiên của chiếc máy bay Mig-21U được nhóm tìm kiếm phát hiện đã giúp tìm ra hài cốt của 2 liệt sĩ. Ảnh tư liệu

Ngày 29/9, thi thể hai phi công được đưa về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên; cơ quan chức năng đang tiến hành xét nghiệm ADN và sau khi có kết quả chính thức sẽ tổ chức lễ tang cho các liệt sỹ.

Phi công Yuri Poyarkov sinh năm 1933, là một trong 11.000 quân nhân Liên Xô đã phục vụ tại Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ xâm lược.

Hồ sơ về ông viết: “Đi công tác với tư cách là huấn luyện phi công chiến đấu cho trung đoàn không quân Quân đội nhân dân Việt Nam trong các chuyến bay cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện thời tiết đơn giản và bất lợi."

Trong số những người được Yuri Poyarkov huấn luyện bay có Phạm Tuân, trong tương lai là phi hành gia đầu tiên của Việt Nam.

Ba tháng sau vụ tai nạn, Đại úy Poyarkov được truy tặng huân chương Chiến Công hạng nhất của Việt “Vì chiến công trong sự nghiệp ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lược” và Huy chương “Đoàn kết vì chiến thắng giặc Mỹ.” Các phần thưởng này hiện được gia đình ông Poyarkov lưu giữ.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.