Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Nhằm tạo nguồn lực phục hồi, phát triển nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hệ thống ngân hàng tại Hà Tĩnh tiếp tục ưu tiên “rót vốn”, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sau khoảng thời gian chịu tác động xấu của đại dịch COVID-19, thời điểm này, Công ty CP Xây dựng và thương mại 19/8 (xã Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hà) đang dồn mọi nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh

Cán bộ Ngân hàng Agribank Thạch Hà (thuộc Agribank Hà Tĩnh II) kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn vay tại Công ty CPP Xây dựng và thương mại 19/8.

Ông Trương Khánh Thảo – Giám đốc Công ty CP Xây dựng và thương mại 19/8 cho biết: “2 năm qua, nguồn thu của doanh nghiệp sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch. Hiện nay, khi thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh COVID-19, hoạt động kinh doanh của chúng tôi tiến triển tốt, nhu cầu sản phẩm gia tăng. Do vậy, bên cạnh sẵn sàng dòng tiền để nhập hàng, doanh nghiệp cũng đầu tư mua sắm thêm máy móc, phương tiện để đảm bảo việc vận chuyển. Quá trình đẩy mạnh kinh doanh này, chúng tôi đã được ngân hàng Agribank huyện Thạch Hà (thuộc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II) tạo điều kiện cho vay hàng chục tỷ đồng để đầu tư”.

Công ty CP Xây dựng và thương mại 19/8 là một trong nhiều khách hàng đang được Ngân hàng Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II tiếp sức vốn đầu tư sản xuất kinh doanh.

Ông Võ Mạnh Tuấn – Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh II cho hay: “Đơn vị luôn ưu tiên vốn vay cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nhằm phục hồi, phát triển nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Dư nợ toàn chi nhánh đến thời điểm này đạt trên 12.150 tỷ đồng, tăng trên 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Sau cho vay, đơn vị luôn gắn với quá trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích, phát sinh hiệu quả kinh tế”.

Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh

Dư nợ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của Vietcombank Hà Tĩnh hiện đạt 7.500 tỷ đồng.

Thời gian qua, Vietcombank Hà Tĩnh cũng luôn nhất quán với chủ trương đẩy mạnh dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn.

Bà Trần Thị Hồng Thắm - Trưởng phòng Khách hàng bán lẻ, Vietcombank Hà Tĩnh cho hay: “Hiện nay, gói vay “kinh doanh tài lộc” dành riêng cho khách hàng cá nhân và gói vay lãi suất cạnh tranh dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang được nhiều khách hàng trên địa bàn tiếp cận. Theo đó, dư nợ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh của toàn chi nhánh đến thời điểm này đạt 7.500 tỷ đồng, trong đó dư nợ được hưởng lãi suất ưu đãi là 1.500 tỷ đồng”.

Không riêng các ngân hàng có vốn Nhà nước mà hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn cũng đang “tăng tốc” trong “cuộc đua tín dụng” với việc đẩy mạnh nguồn vốn cho mục tiêu phục hồi, phát triển nền kinh tế sau đại dịch. Trong đó phải kế đến các đơn vị như: HDBank, Bắc Á Bank, ACB…

Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh

HDBank Hà Tĩnh cũng luôn ưu tiên nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh, Cẩm Xuyên) đang được HDBank Hà Tĩnh hỗ trợ phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô 300 con nái và 1.000 con lợn thịt/lứa. Cũng như nhiều cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, HTX này đang phải đối mặt với khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi tăng nhảy vọt và áp lực tái đầu tư chuồng trại sản xuất để đáp ứng yêu cầu phát triển.

Ông Trương Xuân Bính – Giám đốc HTX Chăn nuôi, tổng hợp và xây dựng Minh Lộc chia sẻ: “Trong điều kiện bình thường mới, sản phẩm chăn nuôi dễ tiêu thụ hơn do vậy chúng tôi phải duy trì ổn định đàn nuôi để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Trong khi nguồn vốn có hạn, HTX đã được ngân hàng HDBank Hà Tĩnh cho vay trên 3 tỷ đồng để đầu tư nâng cấp chuồng trại theo hướng an toàn và mua thức ăn chăn nuôi”.

Tín dụng chảy mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở Hà Tĩnh

Hệ thống ngân hàng Hà Tĩnh tiếp tục ưu tiên “rót vốn”, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp phát triển chuỗi sản xuất, kinh doanh.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai, thực hiện nghiêm một số vấn đề để đảm bảo an toàn hoạt động, trong đó, thực hiện kiểm soát các khoản cấp tín dụng với lĩnh vực rủi ro. Đồng thời, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách tín dụng của Chính phủ như: nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, dư nợ trên toàn địa bàn đến 30/6/2022 đạt khoảng 79.950 tỷ đồng, tăng khoảng 11,39% so đầu năm.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Ra mắt toà chung cư cao cấp mang phong cách châu Âu tại Hà Tĩnh

Dự án toà căn hộ D' Metropole - Luxury Apartments hứa hẹn sẽ chinh phục được trái tim người mua nhà nhờ vị trí đắc địa, thiết kế sang trọng, tiện ích đẳng cấp, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu sống nghỉ dưỡng – tiện nghi của khách hàng.
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại

Giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 9999 cùng bật tăng mạnh cả triệu đồng một lượng trong phiên giao dịch sáng đầu tuần (18/11) do hưởng lợi từ đà tăng của giá vàng thế giới.