Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

(Baohatinh.vn) - Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 40, đến nay, hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, giúp 43.173 hộ vượt ngưỡng đói nghèo...

Sáng 15/7, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (CSXH).

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Dự chỉ đạo và chủ trì hội nghị có: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng chính sách tăng gấp 4 lần

Sau khi Chỉ thị 40-CT/TW được ban hành vào tháng 11/2014, các cấp ủy đảng, chính quyền đã thường xuyên thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng CSXH và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên.

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh

Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị 40 đã tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng CSXH, góp phần đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; đảm bảo an sinh xã hội...

Tín dụng CSXH được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Từ sau khi thực hiện Chỉ thị số 40, tốc độ tăng trưởng tín dụng chính sách bình quân hàng năm của toàn hệ thống đạt 31,3%, tăng khoảng 4 lần so với giai đoạn trước.

Đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ các chương trình tín dụng CSXH đạt 219.565 tỷ đồng, với trên 6,5 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN.

Tín dụng CSXH đã góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen”, đặc biệt là tại vùng nông thôn; là một trong những đòn bẩy kinh tế giúp người nghèo và các đối tượng CSXH có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống.

Doanh số cho vay từ khi triển khai Chỉ thị 40 đến nay đạt 336.944 tỷ đồng, cho trên 12 triệu lượt hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp đã nhận thức rõ hơn về vai trò của tín dụng CSXH, quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương qua NHCSXH đến ngày 30/6/2020 đạt 19.505 tỷ đồng.

Đến nay, trên toàn quốc, NHCSXH có mạng lưới hoạt động trải khắp đến tất cả các xã, phường, thị trấn, với gần 11.000 điểm giao dịch xã và hơn 178.000 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản, ấp.

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, đại diện chính quyền, NHCSXH các tỉnh, thành: Hà Nội, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Đắk Lắk... đã làm rõ kết quả đạt được, đồng thời chia sẻ những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 40 trên địa bàn.

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Dịp này, Ban Kinh tế Trung ương đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 15 tập thể, 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 40; trao bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 14 tập thể và 11 cá nhân ngoài ngành ngân hàng. Trong ảnh: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tặng bằng khen cho 60 tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn là người dân tộc thiểu số thuộc hệ thống NHCSXH. Ảnh: TTXVN

Tập trung nguồn lực thực hiện tốt các chương trình tín dụng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh trong thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 40, nước ta đã đạt nhiều kết quả tích cực. Vốn tín dụng được triển khai sâu rộng đến các xã, phường; nguồn vốn ủy thác của địa phương qua NHCSXH tăng cao. Nhờ thực hiện tốt tín dụng CSXH, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từng bước đẩy lùi “tín dụng đen”, góp phần tăng trưởng kinh tế chung.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại hội nghị, đề xuất với Ban Bí thư ban hành kết luận về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40. Trong đó, cần đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi, nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của tín dụng CSXH trong thời gian tới.

Tín dụng chính sách xã hội - đòn bẩy kinh tế cho người nghèo

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh:TTXVN

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, để thực hiện tốt hơn công tác tín dụng CSXH, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội; sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục tập trung nguồn lực nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng CSXH; tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương để ủy thác cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Từ khi thực hiện Chỉ thị 40 đến ngày 30/6/2020, NHCSXH tỉnh đã cho vay 250.825 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với số tiền 8.111 tỷ đồng.

Vốn tín dụng chính sách đã giúp 43.173 hộ vượt ngưỡng đói nghèo; 38.745 học sinh sinh viên được vay vốn trang trải học phí. Đến ngày 30/6/2020, tổng nguồn vốn tại NHCSXH tỉnh đạt 4.960,8 tỷ đồng, tăng 1.692 tỷ đồng so với ngày 31/12/2014. NHCSXH hiện quản lý 4.845,6 tỷ đồng dư nợ, tăng 1.577,1 tỷ đồng so với trước khi thực hiện chỉ thị 40.

Đến ngày 30/6/2020, nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là 121.105 triệu đồng.

Đọc thêm

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

Ấm áp “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ năm 2025

“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1

Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.