Tăng trưởng tín dụng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đến cuối tháng 10, dư nợ tại các ngân hàng của Hà Tĩnh đạt 48.000 nghìn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 10,95%. Theo các chuyên gia, tín dụng đang tăng trưởng thực chất, phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.

Tăng trưởng tín dụng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh

Tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 10,95% vào cuối tháng 10

Đánh giá của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho thấy, tín dụng của Hà Tĩnh đang có mức tăng trưởng tốt, tăng so với đầu năm 10,95% và 13,33% so với cùng kỳ năm 2018. Mức tăng trưởng này cũng đưa Hà Tĩnh vượt mức tăng trưởng tín dụng của toàn ngành đến 2,71% (toàn ngành tăng 8,24% so với đầu năm).

Ông Nguyễn Huy Tiến - Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh cho rằng: “Những chính sách điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra các giải pháp kinh doanh hợp lý. Nhất là, trong diễn biến kinh tế gặp nhiều khó khăn, TCTD vẫn nỗ lực đẩy vốn cho các thành phần sản xuất, kinh doanh nhưng vừa đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, mức độ an toàn hệ thống cao”.

Tăng trưởng tín dụng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh

Bức tranh tín dụng đang phản ánh đúng bản chất nền kinh tế địa phương

Tuy nhiên, nhìn lại bức tranh của tín dụng 10 tháng 2019, không phải ở thời điểm nào cũng thuận lợi. Chẳng hạn như, ngay trong những ngày tháng 10, mức tăng trưởng tụt giảm so với cuối tháng 9 là 0,1%. Tuy nhiên, bằng các giải pháp linh hoạt, cộng với điều kiện của mùa kinh doanh cao điểm cuối năm, các chi nhánh ngân hàng vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng.

Điều đáng nói, dư nợ “chảy” vào các khu vực thực chất, phản ánh được tình hình phát triển kinh tế của địa phương như: Nông nghiệp, nông thôn (trên 18.200 tỷ đồng); doanh nghiệp vừa và nhỏ (hơn 3.100 tỷ đồng)... Theo tính toán, dư nợ cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; cho vay thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; cho vay phát triển công nghiệp phụ trợ, cho vay phát triển công nghệ cao) chiếm 45,07% tổng dư nợ và tăng 6,93% so với đầu năm.

Tăng trưởng tín dụng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh

Agribank Chi nhánh Cẩm Xuyên đã đạt 120% kế hoạch tín dụng năm 2019

Kết thúc tháng 10, Agribank Hà Tĩnh II công bố kết quả kinh doanh của mình với dư nợ đạt trên 6.565 tỷ đồng, tăng 602 tỷ đồng so với hồi cuối năm ngoái. Ông Võ Văn Nhất - Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II cho hay: “Chi nhánh luôn chủ động nắm bắt diễn biến thị trường, bám sát chính sách tín dụng để có những giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Trong đó, nguồn vốn chủ lực vẫn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn”.

Ngoài đầu tư cho các lĩnh vực nhiều tiềm năng, Agribank Hà Tĩnh II cũng đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho bà con chăn nuôi lợn bằng việc cho vay mới, cơ cấu lại thời gian trả nợ. Đây cũng là cách ngân hàng bảo vệ an toàn vốn vay.

Tăng trưởng tín dụng cao phù hợp với tình hình phát triển kinh tế Hà Tĩnh

Nông nghiệp, nông thôn vẫn là tiềm lực đầu tư lớn cho các ngân hàng

Trong khi đó, cuộc đua tín dụng đối với những ngân hàng ngoài quốc doanh luôn đòi hỏi các ngân hàng phải tạo ra sự cạnh tranh tối ưu. Sacombank Hà Tĩnh đẩy mạnh mục tiêu cao nhất cho doanh nghiệp. Chi nhánh triển khai gói ưu đãi 5.500 tỷ đồng với lãi suất thấp chỉ từ 6.25%/năm dành cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay khách hàng có vòng quay vốn nhanh, khách hàng mua xe ôtô…

Tính đến nay, Sacombank Hà Tĩnh cho vay đạt 870 tỷ đồng, hoàn thành 110% kế hoạch được giao. Cùng phân khúc này, còn có HD Bank Hà Tĩnh, ACB Hà Tĩnh, SaeBank Hà Tĩnh cũng là những ngân hàng chiếm được phân khúc tăng trưởng bán lẻ khá tốt.

Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng Hà Tĩnh chỉ chiếm 1,24%; 97% dư nợ đạt chất lượng. Việc đạt chỉ tiêu tăng trưởng 15% đang nằm trong phương án khả thi của các ngân hàng.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.