Tòa án Brazil tăng mức phạt Facebook vì không phong tỏa tài khoản

Phản ứng trước phán quyết trên, đại diện Facebook cho biết sẽ thực hiện quyền kháng án vì cho rằng quyết định này đã đi quá giới hạn, có thể mâu thuẫn với quy định ở các nơi khác trên thế giới.

Tòa án Brazil tăng mức phạt Facebook vì không phong tỏa tài khoản

Biểu tượng Facebook tại trụ sở ở Menlo Park, California, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 1/8, một thẩm phán Tòa án Tối cao Liên bang Brazil (STF) đã quyết định tăng mức phạt đối với mạng xã hội Facebook vì đã không thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản của một loạt các quan chức chính phủ, vốn đã bị điều tra về hành vi tung tin giả trên mạng xã hội.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, quyết định của thẩm phán Alexandre de Moraes nêu rõ từ ngày 1/8, mức phạt đối với việc Facebook không thực hiện lệnh phong tỏa 12 tài khoản nằm trong “danh sách đen” của mình sẽ tăng lên 1,2 triệu real (235.000 USD)/ngày.

Trước đó, Facebook đã bị buộc phải nộp khoản tiền phạt 1,92 triệu real (380.000 USD) vì đã không thực hiện lệnh phong tỏa trong 8 ngày kể từ khi phán quyết được đưa ra.

Phản ứng trước phán quyết trên, đại diện Facebook cho biết sẽ thực hiện quyền kháng án vì cho rằng quyết định này đã đi quá giới hạn, có thể mâu thuẫn với quy định ở các nơi khác trên thế giới.

Cách đây hơn một tuần, STF đã ra phán quyết yêu cầu Facebook và Twitter phải xóa bỏ 12 tài khoản của các nhân vật gần gũi với Tổng thống Jair Bolsonaro, bị cho là đã thực hiện một chiến dịch tung tin giả và tấn công các thành viên của tòa trên mạng xã hội.

Tuy nhiên, một số chủ nhân của các tài khoản trên đã thay đổi cấu hình cài đặt sang một số nước khác và tiếp tục đăng tải thông tin.

Nhiều nước đang siết chặt quản lý hoạt động của các mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Mới đây nhất, ngày 29/7, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua luật về quản lý truyền thông xã hội.

Theo đó, các trang mạng truyền thông xã hội nước ngoài lớn, trong đó có Facebook và Twitter, phải có đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết những yêu cầu của nhà chức trách liên quan nội dung đăng tải và tuân thủ yêu cầu của tòa án về việc dỡ bỏ những nội dung vi phạm.

Luật mới áp dụng với những mạng xã hội với hơn một triệu lượt người dùng “ghé thăm” mỗi ngày. Luật cũng yêu cầu những máy chủ có chứa dữ liệu của người dùng Thổ Nhĩ Kỳ phải được lưu trữ trong nước. Những công ty vi phạm sẽ bị phạt, bị chặn quảng cáo hoặc bị thu hẹp băng thông tới 90%.

Facebook đã cam kết sẽ tăng cường các biện pháp nhằm gỡ bỏ các nội dung độc hại và thù ghét, tin giả... với một số biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nội dung đăng tải trên các nền tảng ứng dụng.

Cụ thể, Facbook sẽ dán nhãn các bài đăng vi phạm các chính sách của công ty như cách mà Twitter đã làm gần đây. Facebook cũng sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ bổ sung nhằm ngăn chặn hành vi “đánh lừa” cử tri và bảo vệ người nhập cư khi loại bỏ các quảng cáo có nội dung mang tính phân biệt chủng tộc.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.