Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

(Baohatinh.vn) - Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh khẳng định, chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” không chỉ là việc làm từ thiện, nhân đạo mà trước hết là hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người có công với đất nước.

Sáng 9/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh tổ chức buổi gặp mặt tọa đàm và tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam” (10/8/1961 - 10/8/2023). Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể và đông đảo hội viên Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh tham dự buổi lễ.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Đại biểu tham dự buổi lễ.

Ngày 10/8/1961 là ngày đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trên chiến trường miền Nam Việt Nam, bắt đầu một cuộc chiến hóa học có quy mô lớn và dài nhất trong lịch sử nhân loại. Hơn 80 triệu lít chất độc hóa học của Mỹ đã làm 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân đang bị bệnh tật, di chứng dày vò; hàng trăm nghìn nạn nhân đã mất. Chất độc da cam di truyền qua nhiều thế hệ; tại Việt Nam, đã di truyền qua thế hệ thứ 4.

Tại Hà Tĩnh, có gần 20.000 người tham gia chống Mỹ cứu nước bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, trong đó, 15.175 nạn nhân được công nhận hưởng chế độ của Nhà nước. Hiện nay, gần 1.000 người cần được nuôi dưỡng tập trung, phục hồi chức năng; gần 1.000 người cần được học nghề, giải quyết việc làm; gần 1.500 gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần sự chung tay của cộng đồng; hàng trăm gia đình sinh con bị dị tật...

Ngày 8/8/2006, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh được thành lập; các tổ chức hội cơ sở cũng được thành lập tại các huyện, thị, thành và xã, phường, thị trấn. Hơn 17 năm hoạt động, các cấp hội đã triển khai nhiều hoạt động “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” trên địa bàn toàn tỉnh. Các cấp hội đã kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, mạnh thường quân số tiền 73 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này, hội đã thực hiện các hoạt động tặng quà, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy nghề, khám chữa bệnh; mua sắm trang thiết bị tại các trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi nạn nhân chất độc da cam; hỗ trợ vay vốn sản xuất... cho hàng chục nghìn lượt hội viên, nạn nhân.

Công tác tuyên truyền được các cấp hội đặc biệt quan tâm bằng nhiều hình thức như đăng tải tin, bài qua báo, đài; băng rôn, khẩu hiệu, phát hành tập san, tuyên truyền miệng, tổ chức các đêm nhạc thiện nguyện...

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Ông Nguyễn Khắc Nhượng - thành viên CLB Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã Thạch Văn (Thạch Hà) chia sẻ cách thức huy động nguồn quỹ chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, đã nhận được sự ủng hộ, chia sẻ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội trong và ngoài nước; thu thập được hơn 40.000 chữ ký phản đối sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và ủng hộ các hoạt động đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam.

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Hà Tĩnh đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen; hàng trăm tập thể, cá nhân được các cấp ngành biểu dương, khen thưởng.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Minh Nguyên mong muốn các cấp, ngành, cộng đồng xã hội tiếp tục dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp nạn nhân chất độc da cam; xem đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác đền ơn đáp nghĩa.

Trong khuôn khổ buổi gặp mặt tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại lịch sử, chia sẻ những nỗi đau mà các nạn nhân chất độc da cam phải gánh chịu, đồng thời, khẳng định: “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam” không chỉ là việc làm từ thiện nhân đạo mà trước hết là hoạt động đền ơn đáp nghĩa những người đã có công với đất nước; là lương tâm, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam.

Đại biểu cũng chia sẻ những cách làm hiệu quả trong việc huy động nguồn lực chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ nạn nhân; những tấm gương nạn nhân chất độc da cam vươn lên làm kinh tế giỏi.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Dịp này, Công ty TNHH Thanh Tùng 2 (TP Biên Hòa - Đồng Nai) đã trao số tiền 20 triệu đồng cho Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hà Tĩnh.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh trao 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 5 triệu đồng.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Trao 5 suất học bổng cho con cháu của nạn nhân chất độc da cam. Học bổng trị giá mỗi tháng 500 nghìn đồng/suất, được trao trong vòng 3 năm.

Tọa đàm, tặng quà nhân kỷ niệm 62 năm “Thảm họa da cam Việt Nam”

Trao 52 suất quà, mỗi suất trị giá 700 nghìn đồng cho nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn toàn tỉnh.

Chủ đề Nhịp cầu nhân ái

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.