Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm

(Baohatinh.vn) - Anh Trần Hậu Long (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hằng năm, bên cạnh nhiều người viết đơn tình nguyện nhập ngũ thì cũng có những thanh niên tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Vậy, những trường hợp vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị xử lý như thế nào?

Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm

TP Hà Tĩnh tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền việc chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự.

Trả lời:

Trốn tránh nghĩa vụ quân sự là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ, người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu), người vi phạm quy định về nhập ngũ sẽ bị phạt hành chính như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.

Như vậy, người có hành vi trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền lên đến 75 triệu đồng. Đồng thời, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này.

Về hình sự: Bộ luật Hình sự quy định hình phạt về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:

Điều 332: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự

1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Phạm tội trong thời chiến;

c) Lôi kéo người khác phạm tội.

Như vậy, đối với tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự thì mức phạt tù cao nhất lên đến 5 năm.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.