(Baohatinh.vn) - TP Hà Tĩnh đã thực hiện đăng ký biến động trên 3.695 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc phường Thạch Linh cũ sau khi sáp nhập vào phường Trần Phú.
Ngày 5/1, TP Hà Tĩnh thực hiện việc đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất ở) sau khi sắp xếp đơn vị hành chính tại phường Trần Phú.
Trong ngày nghỉ cuối tuần (5/1), UBND thành phố phối hợp với Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hà Tĩnh, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Hà Tĩnh đã thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký biến động trong giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất cho các hộ dân thuộc phường Thạch Linh cũ sau khi địa phương này sáp nhập vào phường Trần Phú theo Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025.
Người dân nhận lại giấy chứng nhận quyền SDĐ đã được chỉnh lý biến động ngay trong ngày.
Được biết, đây là địa phương đầu tiên của TP Hà Tĩnh thực hiện việc đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền SDĐ sau sắp xếp đơn vị hành chính. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, phường Trần Phú đã có công văn thông báo đến các tổ dân phố về lịch trình, kế hoạch chỉnh lý biến động tại địa phương để người dân nắm rõ và thực hiện.
Việc thực hiện đăng ký biến động lần này chủ yếu liên quan đến các thông tin như: địa chỉ thửa đất, địa chỉ thường trú, thông tin thửa đất có thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính...
Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Hà Tĩnh, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Hà Tĩnh đã trực tiếp về phường Trần Phú để đăng ký biến động trong GCN quyền sử dụng đất cho người dân.
Tính đến cuối ngày 5/1, các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã chỉnh lý, cập nhật biến động cho 3.695 GCN quyền sử dụng đất của các hộ dân, trong đó, có 3.000 GCN quyền sử dụng đất đối với đất ở, 695 GCN quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp.
Việc này đã tạo thuận lợi cho người dân, giảm thời gian và tốn kém do phải đi đến các cơ quan Nhà nước; đồng thời giúp người dân nhanh chóng hoàn thiện chỉnh lý thủ tục về đất đai sau sáp nhập. Sau ngày 5/1, các hộ dân tại phường Trần Phú chưa đăng ký biến động thì chỉ cần mang GCN quyền sử dụng đất đến Trung tâm Hành chính công của thành phố sẽ tiếp tục được chỉnh lý và sửa đổi.
Việc điều chỉnh biến động GCN quyền sử dụng đất cho người dân theo Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023-2025 sẽ tiếp tục được các đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Tĩnh gồm: các phường Thạch Hạ, Thạch Trung, Đồng Môn, Thạch Hưng, Bắc Hà; các xã Đỉnh Bàn, Tân Lâm Hương, Thạch Đài, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thạch Trị, Thạch Văn, Tượng Sơn, Cẩm Bình, Cẩm Vịnh, Hộ Độ tiếp tục tiến hành trong thời gian tới.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân đề nghị các địa phương đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát; thường xuyên kiểm tra, giám sát công trình để đảm bảo chất lượng.
Thành lập các tổ thợ nề cựu chiến binh, xây dựng quỹ 1.000 đồng là những cách làm được hội viên Hội Cựu chiến binh Hà Tĩnh triển khai nhằm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hiện các quy định về tiền lương cả khu vực Nhà nước và doanh nghiệp đều gắn với các đơn vị hành chính. Do đó, song song với sắp xếp sáp nhập các tỉnh, xã cũng sẽ phải điều chỉnh các quy định này.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; đây cũng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của Hà Tĩnh.
Trong 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 29 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 1 đơn vị.
Với phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ”, năm 2025, TX Hồng Lĩnh đặt mục tiêu xây mới và sửa chữa 35 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo...
Một người có thu nhập 15 triệu đồng/tháng vừa thuộc diện thu nhập thấp theo tiêu chí nhà ở xã hội nhưng lại phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cho thấy sự chồng chéo và khoảng trống chính sách.