Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

(Baohatinh.vn) - Bác sỹ Bùi Quốc Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục DS - KKHGĐ tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trẻ vị thành niên mang thai, sinh con, không chỉ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tương lai của những đứa trẻ mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng dân số và kéo theo những hệ luỵ xã hội khác.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Ảnh minh họa internet.

Câu chuyện về một nữ sinh lớp 7 (SN 2010) ở Bắc Giang tự sinh con tại nhà vào ngày 11/2/2023 đã khiến dư luận hết sức bàng hoàng. Qua xác minh của cơ quan chức năng, bé gái này có quan hệ yêu đương với một thiếu niên sinh năm 2006 và phát sinh quan hệ tình dục, dẫn đến mang thai.

Trước đó, tháng 11/2022, dư luận cũng xôn xao khi hay tin một nữ sinh lớp 6 (SN 2011) ở Phú Thọ mang thai và sinh con khi em mới chỉ 11 tuổi. Điều đáng nói là trong suốt quá trình các em mang thai, gia đình, thầy cô và bạn bè không hề hay biết, chỉ đến khi các em tự mình sinh con, tất cả mới bàng hoàng, xót xa.

Ở Hà Tĩnh, tình trạng trẻ vị thành niên mang thai và sinh con cũng không phải là chuyện hiếm gặp. Cuối tháng 12/2022, một thiếu nữ sinh năm 2006 trú tại TP Hà Tĩnh cũng đã sinh con.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Trẻ dễ bị kích thích trí tò mò nhưng lại chưa đủ kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản để tự bảo vệ mình. Ảnh minh họa internet.

Những câu chuyện này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo thực trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục, mang thai và sinh con quá sớm. Mặc dù kết quả học tập có thể được bảo lưu nhưng với gánh nặng chăm sóc con nhỏ cùng với sự ảnh hưởng tâm lý nặng nề, biết bao giờ các em mới có thể quay lại trường để tiếp tục thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình như bạn bè cùng trang lứa.

Sẽ không có một con số thống kê chính thức nào về tình trạng này bởi những câu chuyện được biết đến chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Đây là vấn đề quá nhạy cảm nên hầu hết các gia đình đều có tâm lý giấu diếm, tìm phương án giải quyết phù hợp. Và người đáng thương nhất trong chuyện này vẫn chính là những “bà mẹ nhí”.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Góc tư vấn học đường của Trường THPT Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) là nơi các bạn trẻ thoải mái chia sẻ tâm tư, tìm kiếm sự tư vấn, định hướng của thầy cô giáo trong việc học tập cũng như đời sống tình cảm.

Theo báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019, được Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Bộ Y tế công bố tháng 4/2022 cho thấy, tỷ lệ quan hệ tình dục ở học sinh độ tuổi trước 14 đã tăng gấp 2 lần so với giai đoạn trước, từ mức 1,45% (năm 2013) lên 3,51% (năm 2019).

Là người có nhiều năm kinh nghiệm chuyên ngành sản khoa, bác sỹ Bùi Quốc Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục DS - KKHGĐ tỉnh Hà Tĩnh cho hay: “Một thực tế đau lòng là hiện nay có khá nhiều trẻ vị thành niên mang thai, sinh con và điều đáng lo ngại hơn là tình trạng này có xu thế hạ dần độ tuổi. Điều này không chỉ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe, tương lai của những đứa trẻ mà còn ảnh hưởng tiêu cực chất lượng dân số và kéo theo những vấn đề xã hội khác”.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Học sinh Trường THPT Phúc Trạch (Hương Khê) được tìm hiểu kiến thức về giới tính qua một số giờ học.

"Có thể chính bản thân bé gái cũng không biết mình mang thai từ bao giờ. Ở độ tuổi vị thành niên, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ thường không đều nên khi thấy chậm kinh, các bạn coi đó là chuyện bình thường. Bên cạnh đó, khi trẻ vị thành niên mang bầu, thai nhi thường nhỏ, bụng người mẹ không quá to. Đây lại là giai đoạn phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ nên việc mang bầu mà bị nhầm tưởng sang tăng cân là điều dễ hiểu” - bác sỹ Hùng phân tích.

Mang thai ở lứa tuổi này, dù giữ thai lại và sinh con hay lựa chọn phương án đình chỉ thai kỳ thì cũng đều gây ra những hệ lụy to lớn đối với những đứa trẻ, gia đình và xã hội. Các bác sỹ chuyên khoa cho rằng, nguy cơ tử vong, tai biến sản khoa đối với cả mẹ và con khi sinh ở lứa tuổi này có thể gặp phải cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành; con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao hơn, ảnh hưởng chất lượng dân số nói chung.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Hội thi “Tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên” do Chi cục DS-KHHGĐ phối hợp Huyện đoàn Can Lộc tổ chức vào tháng 10/2022.

Trong câu chuyện này, sự thiếu quan tâm, lơ là của gia đình, nhà trường là một phần nguyên nhân. Ngày nay, mạng xã hội đang phát triển chóng mặt, trẻ dễ dàng tiếp cận những nội dung nhạy cảm, dễ bị kích thích trí tò mò và muốn thử nhưng lại chưa đủ nhận thức, kiến thức để có thể tự phòng tránh hậu quả.

Trao đổi về vấn đề này, Tiến sỹ tâm lý học Nguyễn Văn Hòa - giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm: “Phải chấp nhận một thực tế rằng, việc cấm đoán, giấu trẻ các kiến thức về sinh lý, tình dục là điều không thể trong bối cảnh hiện nay. Thay vì né tránh như cách giáo dục truyền thống, cha mẹ cần chủ động cởi mở, cung cấp thông tin cho trẻ một cách kịp thời, có định hướng. Điều quan trọng nhất là dạy trẻ biết cách quan hệ tình dục an toàn và biết nói không khi chưa sẵn sàng”.

Trẻ vị thành niên mang thai và những hệ lụy

Cán bộ Chi cục DS - KHHGĐ trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho học sinh huyện Kỳ Anh.

Cùng với sự quan tâm giáo dục đúng cách của gia đình thì vai trò của nhà trường, tổ chức đoàn thể, ngành dân số trong định hướng cho trẻ vị thành niên cũng rất quan trọng.

Triển khai đề án “Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên”, năm 2022, Chi cục DS -KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với các địa phương, trường học tổ chức nhiều hoạt động như: giao lưu đối thoại trực tiếp về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; hội thi tìm hiểu kiến thức SKSS cho vị thành niên; diễn đàn sinh viên với vấn đề chăm sóc SKSS... với hàng nghìn lượt học sinh, sinh viên tham gia.

Mong rằng, những hoạt động này sẽ tiếp tục được triển khai bài bản, sâu rộng hơn nữa để trang bị kiến thức, kỹ năng về tình yêu, tình dục an toàn cho các bạn trẻ, góp phần hạn chế tình trạng trẻ vị thành niên mang thai.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Một người nên có nhiều nhất mấy thẻ tín dụng?

Theo các chuyên gia, mỗi người chỉ nên sở hữu từ 1 đến 2 thẻ tín dụng để dễ quản lý và tránh rủi ro về tài chính. Việc sử dụng nhiều thẻ có thể dẫn đến việc quên thanh toán hàng tháng.
Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Uống cà phê tốt nhất và tệ nhất vào lúc nào trong ngày?

Để nhận được lợi ích từ cà phê và giảm các tác dụng phụ, thời điểm uống cà phê rất quan trọng. Vậy nên uống cà phê vào lúc nào trong ngày? Trào lưu thưởng thức một tách cà phê từ 4 giờ sáng và ngắm bình minh có thực sự tốt?
8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.