Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ pháp lý trong hoạt động tố tụng đã giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, bị can, bị cáo.

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Trần Thanh Minh (áo trắng) tư vấn pháp luật cho người dân về các nội dung liên quan đến quyền thừa kế.

Cuối tháng 11/2021, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Trần Thanh Minh nhận được yêu cầu được trợ giúp pháp lý (TGPL) từ anh N.Đ.T. (trú xã Phú Gia, Hương Khê). Năm 2008, anh T. từng phạm tội trộm cắp tài sản và bị TAND huyện Hương Khê xử phạt 5 năm tù, bồi thường cho bị hại số tiền 3,5 triệu đồng. Năm 2013, anh T. chấp hành xong bản án và trở về địa phương. Tuy nhiên, đến năm 2021, T. lại tiếp tục trộm cắp.

Quá trình nghiên cứu tài liệu liên quan đến vụ án trộm cắp vào năm 2008 cho thấy, hồ sơ không thể hiện việc T. đã bồi thường số tiền 3,5 triệu đồng. Nếu không chứng minh được T. đã thi hành án cả về hình sự lẫn dân sự, T. sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm, tái phạm nguy hiểm (theo Điều 53, Bộ luật Hình sự).

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Việc đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ pháp lý trong hoạt động tố tụng góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.

Để đảm bảo quyền lợi cho T., anh Minh đã liên hệ với các ngành chức năng nhằm hỗ trợ tìm kiếm bị hại trong vụ án năm 2008. Qua đó, đã nắm được thông tin, giữa bị cáo và bị hại thời điểm đó đã thỏa thuận xong về mặt dân sự. Đây là mấu chốt quan trọng để không áp dụng tình tiết tăng nặng đối với N.Đ.T trong vụ án sau này.

“N.Đ.T. có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Tại thời điểm bị bắt (năm 2021), con thứ 3 của T. mới sinh được hơn 1 tuần. Ngoài ra, T. còn phải nuôi mẹ già hơn 80 tuổi, bản thân T. mới chỉ học đến lớp 3, chưa thành thạo mặt chữ. Do vậy, việc được trợ giúp pháp lý giúp T. được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Đó sẽ là một trong những yếu tố để HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, giúp T. sớm có cơ hội trở về làm lại cuộc đời, chăm sóc cho người thân”, anh Minh cho biết.

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Chị Đinh Thị Hiền tư vấn pháp lý trong hoạt động tố tụng liên quan đến vụ án dân sự cho người dân.

Nhiều lần tham gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trong hoạt động tố tụng, chị Đinh Thị Hiền (trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh) chia sẻ: “Đối với vụ án cố ý gây thương tích, nhiệm vụ của trợ giúp viên pháp lý lúc này là thuyết phục phía bị hại mức thỏa thuận bồi thường thiệt hại. Từ đó, rút yêu cầu khởi tố vụ án hoặc có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để HĐXX cân nhắc khi lượng hình”.

Chị Hiền cũng đưa ra phương án hỗ trợ bị hại và người nhà bị hại trong quá trình giải quyết các vụ hiếp dâm trẻ em. Theo đó, bên cạnh việc việc tìm ra các chứng cứ, tài liệu để yêu cầu HĐXX đưa ra hình phạt nghiêm minh, trợ giúp viên pháp lý còn giúp đỡ bị hại hiểu về quyền bồi thường thiệt hại (Điều 590, Bộ luật Dân sự) để làm đơn yêu cầu, buộc bị cáo phải thực hiện.

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Việc tìm hiểu thông tin liên quan đến trợ giúp pháp lý giúp người dân bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho chính bản thân mình.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện 146 vụ việc TGPL trong hoạt động tố tụng. Chất lượng vụ việc TGPL không ngừng được cải thiện, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người được TGPL theo quy định của pháp luật. Các ý kiến tranh tụng cũng như đề xuất của trợ giúp viên pháp lý và luật sư ký hợp đồng thực hiện TGPL được tòa án chấp nhận, xem xét giảm hình phạt tù (26 vụ việc), được hưởng án treo (31 vụ việc), cải tạo không giam giữ (7 vụ việc).

Nhờ TGPL trong hoạt động tố tụng, đương sự, bị can, bị cáo được giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để từ đó, hiểu và nhận thức đúng về quyền lợi, mức hình phạt tương xứng, phù hợp với hành vi phạm tội. Ngoài ra, các trợ giúp viên pháp lý cũng đã phân tích để đương sự, bị can, bị cáo hiểu rõ về hành vi của mình gây ảnh hưởng đến xã hội, góp phần, ngăn ngừa, hạn chế tái phạm.

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Các trợ giúp viên trực tiếp tư vấn các quy định pháp luật liên quan tới hành vi ứng xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày.

Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động nắm bắt các trường hợp thông qua phương tiện truyền thông, sự giới thiệu của các các cơ quan tố tụng và các nguồn thông tin khác. Từ đó, cử trợ giúp viên pháp lý dày dặn chuyên môn và am hiểu từng lĩnh vực để tham gia trợ giúp.

Tại các chương trình truyền thông trợ giúp pháp lý, ngoài việc giới thiệu các văn bản pháp luật như: Luật Đất đai, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân gia đình… trợ giúp viên còn trực tiếp tư vấn các quy định pháp luật liên quan tới hành vi ứng xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày.

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

Để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động tổ chức các đợt truyền thông về TGPL.

Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Hà Tĩnh Trần Thanh Minh cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu các văn bản pháp luật về TGPL, các bộ luật, luật tố tụng và tài liệu khác có liên quan.

Tăng cường tập huấn kỹ năng tham gia tố tụng cho người thực hiện TGPL. Đồng thời, chú trọng hình thức tư vấn tiền tố tụng; ưu tiên các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự nhằm góp phần giảm bớt khiếu kiện, khiếu nại; đảm bảo 100% người thuộc diện được TGPL được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp".

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.
"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

"Rầm rộ" rao bán pháo hoa trên chợ mạng

Việc người dân Hà Tĩnh vô tư rao bán pháo hoa trên mạng xã hội không chỉ là hành vi vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng.
 Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Học sinh phạm luật giao thông: Lỗi đầu của phụ huynh?!

Trong khi nhiều phụ huynh mặc nhiên giao xe mô tô, xe gắn máy cho con em chưa đủ tuổi điều khiển thì không ít nhà trường ở Hà Tĩnh vẫn nhận trông giữ các loại phương tiện này cho học sinh. Liệu đây có thể xem là sự “tiếp tay” cho các em vi phạm Luật Giao thông đường bộ?
Đánh bạc với… những tháng tù

Đánh bạc với… những tháng tù

Dựa vào “đỏ đen” để kiếm lời, nhóm bị cáo ở Hà Tĩnh tự đẩy mình vào chốn tù tội. Đó cũng là bài học cho những ai coi thường pháp luật, muốn làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác.
16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

16 năm tù cho kẻ kiếm lời từ ma túy

Mua đi bán lại ma túy để kiếm lời, bị cáo Phạm Tiến Đăng (xã Bùi La Nhân, huyện Đức Thọ) bị Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh kết án 16 năm tù giam.